GIỚI THIỆU SÁCH
Người ta say mê một bài thơ, trước hết vì họ cảm thấy đó là bài thơ hay, đồng
điệu với tâm hồn và gu thẩm mĩ của họ. Với tôi: thơ hay là thơ có nội dung sâu
sắc, thấm đẫm chữ tình và được viết ra bằng hình thức biểu cảm phù hợp, không
trộn lẫn với bất kỳ ai. Tôi yêu thơ của “Người nhà quê họ Phạm” bởi thơ anh chan
chứa tình yêu: yêu gia đình bè bạn, yêu quê hương đất nước và trăn trở nỗi đau
đời, thương đời da diết. Thơ anh mộc mạc, giản dị mà sâu lắng !
Thật cảm động
khi tuổi đà xế bóng anh mới in thơ và bài thơ anh cho in đầu tiên là bài thơ
tặng mẹ:
“Con hăm hở vội về thăm mẹ
Tay mẹ gầy khô trong tay con
Giọng
mẹ run run, giọt lệ tròn
“Nước mắt chảy xuôi” - lời giản dị
Khi hiểu - tóc
xanh con chẳng còn”.
(Gửi mẹ của con)
Anh xót xa, ngậm ngùi khi mẹ đã đi
xa:
“ Lâm râm con khấn một mình
Con mời mẹ bát chè xanh trưa hè”.
Người
mẹ tảo tần, vất vả lo toan việc nhà cho chồng lo việc nước:
“Chiến tranh mấy
cuộc kéo dài
Gồng vai thay bố nơi ngoài chiến khu”.
Người mẹ một đời “vo
để cho tròn” quên mình chiu chắt cho con, cho cháu:
“Tay kim chỉ, miệng hát
ru
Khêu đèn lụi bấc, trăng lu tảo tần
Dạy con đèn sách lập thân
Bát chè
xanh cũng chia dần làm ba”.
Người đọc rưng rưng nhớ tới một thời khói lửa,
một thời bao cấp gian nan vất vả thiếu thốn trăm bề đến bát chè xanh “cũng chia
dần làm ba”. Bây giờ, tưởng nhớ đến cha mẹ khuất núi, người ta thường cúng những
món sơn hào hải vị như để bù đắp thiệt thòi khi sống trên dương thế
cha mẹ mình không được thụ hưởng. Người nhà quê họ Phạm khác hẳn, anh tưởng
nhớ đến mẹ, tri ân mẹ bằng ký ức ân tình đau đáu:
“Bao năm rồi mẹ đã
xa
Trà xanh dâng mẹ chút là lòng con”
(Con dâng mẹ bát chè xanh).
Anh
luôn nhắc nhủ các con nhớ đến bà nội:
“Có một thời như thế
Sữa phân phối
ngặt nghèo
Gạo sổ, thịt tem, nước giếng đèn dầu
Bà nấu cơm, mùn cưa khói
lòa đôi mắt…
Người bán gạo,
Bên cửa sổ cao lưng trời
Bà còng
lưng,
Xếp hàng không với tới”.
(Ngày ấy)
Anh tự hào về người cha đã
hiến dâng tuổi thanh xuân đẹp nhất “nơi ngoài chiến khu” nhưng lại xót xa, đau
đớn khi cha già cô đơn khắc khoải ngóng đợi các con - người đi du học tít tận
trời Âu , người xông pha nơi hòn tên mũi đạn :
“Giật mình, đau nỗi ngày
xưa
Cha ta tựa cửa mong chờ các con”
(Thời mình)
Rồi đến ngày Cha mãi
đi xa…
Một sớm xuân, nghe vẳng khúc Đường trường réo rắt rung trong gió, anh
liên tưởng :
“Nhớ Cha lòng con đau thắt
Khúc Đường trường Cha kéo trong
đêm”
Anh nhớ đến “làn điệu chèo” và bóng hình người cha “với cây đàn in nền
cửa”:
“Biền biệt các con
Cha quạnh quẽ một mình !”
(Khúc Đường
trường)
Người con hiếu đễ ấy vì nghĩa cả mà sẵn sàng chiến đấu một mất một
còn với kẻ thù không hề tính toán thiệt hơn được mất nhưng khi cha khuất núi,
anh luôn day dứt cảm thấy mình có lỗi:
“ Cho con tạ tội trước vong linh
Dù
thế sự, vẫn mong Cha xá tội…
Bao sợi tóc trên đầu- ơn Cha
Và bấy nhiêu tội
chúng con”.
(Trước Giao thừa Kỷ Sửu 2009)
Khi cả mẹ và cha đi vào cõi vĩnh
hằng, kỷ niệm tuổi thơ được sống trong tình yêu thương của mẹ cha vẫn trăn trở
hoài trong những trang thơ anh:
“ Về Hà Nội, con về nơi Cha Mẹ
Cùng với
con, mưa bụi cũng theo về
Se thắt heo may tràn mí mắt
Đón lạ quen nhảy
nhót hút triền đê”.
( Nước mắt chảy xuôi)
Những bài thơ về cha mẹ được anh
viết ra bằng ngôn từ mộc mạc, giản dị và cảm xúc chân thành, không hề sử dụng
các biệp pháo tu từ về từ, về câu, về âm thanh, ngữ nghĩa… Cái thật có lối đi
riêng vào tâm hồn độc giả, nhịp đập yêu thương từ trái tim vọng đến muôn trái
tim tìm sự cộng hưởng…Không phải ngẫu nhiên khi viết về cha mẹ lúc còn sống, anh
viết bằng chữ thường như một danh từ chung nhưng khi Cha Mẹ đã vĩnh viễn đi vào
cõi vĩnh hằng, anh lại viết bằng chữ hoa như một danh từ riêng! Một danh từ
thiêng liêng cao quý !
Sau Cha Mẹ là tình cảm thủy chung như nhất anh giành
cho người bạn đời đã cùng anh lên thác xuống ghềnh suốt mấy chục năm
trời:
“Giữa Khoảnh khắc
Chiều vào tối,
Hai mái bạc
Mờ in,
Nhòa
sương khói,
Tựa cửa,
Đợi chờ,
Thả tâm linh
Theo chạng vạng ước
mơ…
Hoa đèn hồng lên khi đêm sắp tới !”
(Chạng vạng)
Bài thơ viết theo
thể tự do và rất hình tượng. Lớp trẻ sinh ra, lớn lên sau thời bao cấp khó hình
dung ra “hoa đèn” lúc “chạng vạng” nó như thế nào, nhưng ai đã sống qua cái thời
“tem, phiếu, vé” đọc đến những câu thơ này khó tránh khỏi cảm giác cay cay nơi
sống mũi khi hồi tưởng một thời gian nan cơ cực, thiếu thốn trăm bề. Hồi ấy dầu
thắp sáng hàng tháng cũng phải phân phối, xếp hàng mua theo tiêu chuẩn quy định.
Mọi nhà đều dùng chiếc đèn hoa kỳ nhỏ xiu để tiết kiệm dầu. Phần bấc đèn đã cháy
thành than nhưng được ngọn lửa nung đỏ lên trông như một bông hoa ở đầu sợi bấc
được gọi là hoa đèn.
Bài thơ “Chạng vạng” có sự ẩn dụ độc đáo sáng tạo. Từ
nghĩa đen chỉ thời khắc nhá nhem tối khi mặt trời vừa lặn , tác giả liên tưởng
đến tuổi già của mình và người bạn đời đã từng trải qua bao thăng trầm dâu bể,
từng chứng kiến,chiêm nghiệm giữa “chạng vạng đất trời” là chạng vạng “kỷ niệm
trôi”, “nếp xưa”, “ hồn quê”, chạng vạng “chiến tranh”, “bình yên” và “ nhân
tình chạng vạng trong ngữ điệu lai căng!”. Điều đáng nâng niu trân trọng là đôi
vợ chồng già ấy luôn kề vai bên nhau: “…như bao đận em và anh/Thầm thì về niềm
vui và bất hạnh/về đất, về nước, về tình sâu, nghĩa nặng/Chuyện cửa nhà, chuyện
con trẻ mai sau…”. Người thơ ấy động viên, nhắc nhủ vợ cũng là tự động viên,
nhắc nhở mình:
“Nào em!
Quyết không chạng vạng tâm
Trước phút giây
chạng vạng!
Máu Lạc Hồng còn đỏ trong huyết quản,
Ta giữ bình tâm
Cho
trẻ đón bình minh…”.
Tôi hình dung hình ảnh hai ngọn hoa đèn sáng lung linh,
cháy hết mình tỏa sáng trong nhau, cho nhau đến phút cuối thanh thản, tự tin,
mãn nguyện, tự hào về thế hệ kế cận “đón bình minh”.
Hạnh phúc nào bằng khi
tuổi đã xế chiều, không còn phải vất vả lo toan việc nước hay kiếm kế mưu sinh,
ta vẫn được sống thanh thản bên người bạn đời chung thủy và những đứa con ngoan
ngoãn, hiếu thảo, thành đạt? Cuộc đời Người Nhà quê họ Phạm trải bao nhiêu sóng
gió thăng trầm nhưng anh thật là hạnh phúc bên người vợ hiền và hai người con
ngoan cùng đàn cháu nhỏ dễ thương. Anh là người kiệm lời, kiệm chữ nhưng đằng
sau mỗi câu chữ của anh, tôi như nhìn thấy bóng dáng thấp thoáng của chị. Hơn
mười năm rồi, chị cận kề bên anh như hình với bóng để chăm lo cho anh từ những
việc nhỏ nhất anh muốn làm mà “ lực bất tòng tâm”. Anh nhắc con nhớ lại một thời
gian nan vất vả:
“ Cả hai con khi hai tháng nằm nôi
Sương ướt mặt vẫn theo
mẹ đến lớp
Ba giờ đêm bố nghe con khóc
Cháo nghiền qua rổ mau
Gạo phiếu
ninh muối và rau
Nuôi các con thay sữa”.
(Ngày ấy)
Để đến hôm nay các
con khôn lớn và thành đạt. Anh nghẹn ngào vui sướng khi cô con gái yêu đã trở
thành một thạc sĩ ngữ văn dạy tại một Học viện quân sự :
“Học trò tặng con
hoa
Con mang về tặng bố
Bố lặng im,
Lòng rạng rỡ
Con là cô giáo rồi
ư!
…Nay giữa giảng đường,
Học trò tặng con hoa
Bố muốn cùng con bay về
quê nhà
Dâng bó hoa trước tổ tiên
Và cùng con bái lạy”.
(Nói chuyện với
con gái)
Những câu thơ chân mộc giản dị mà thẳm sâu ân nghĩa cội nguồn.
Và
hạnh phúc vỡ òa khi cậu con trai cưng đã trở thành Tiến sĩ Y khoa giảng dạy ở
học viện danh tiếng Quân y, dẫu mẹ cha đã ngả bóng chiều:
“Bố đã già
Bây
giờ chiều chiều tựa cửa
Đón những tia ấm cuộc đời…
Anh giáo của bố
ơi!
Bố tặng con bài thơ
Với niềm tin yêu, bình thản tuyệt vơì
Nhân ngày
nhà giáo
Cả nhà ta nối nghề hành đạo
Với phương châm:
“Giấy rách giữ
lề”.
(Thơ viết cho con trai yêu quý)
Một sự tiếp nối tuyệt vời! Bình dị mà
thiêng liêng biết bao tấm lòng gia đình nhà giáo.
Anh giành tình cảm thân
thương trìu mến cho đứa cháu mới gần ba tháng tuổi: đẩy xe cho cháu dạo chơi,
miệng à ơi “Câu Kiều ru theo gió” như gửi gắm nơi cháu ước nguyện lưu giữ những
giá trị tinh thần (Ông cháu). Còn chị thì “còng lưng” tiện mía cho cháu:
“
Đầu bà gật lia lịa,
Theo nhịp chày xuống lên
Rồi lọc mấy nước liền
Nước
mía thơm ngào ngạt”.
(Bà cháu)
Tôi từng đọc ở đâu đó câu nói: Tình yêu quê
hương đất nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, làng xóm, yêu thiên nhiên tươi
đẹp…Là họa sĩ, lại sinh ra, lớn lên trong gia đình cách mạng có truyền thống say
mê âm nhạc, thơ của “Người nhà quê họ Phạm” hội tụ đủ tố chất “thi trung hữu
họa”, “thi trung hữu nhạc”. Điều tôi tâm đắc khi đọc thơ anh là khi tả cảnh, thơ
anh bao giờ cũng ngụ tình:
“Đa đoan chi mấy cao xanh
Heo may lại cướp giọt
tình của mưa”
(Vầng trăng trong mưa)
“Khoảng khắc hôn hoàng
Dễ chìm
trong xao lãng!
Rất ngắn thôi,
Sáng đẹp lung linh
Trước phút nghỉ
ngơi
Cháy rực hết mình”.
(Khoảnh khắc hôn hoàng)
Là người con hiếu đễ,
người chồng chung thủy , người cha, người ông yêu thương cháu con hết mực, Người
nhà quê họ Phạm” còn là người bạn, người đồng chí chân chính – coi tình nghĩa
trên tất cả:
“Ta đâu khát rượu,
Khát tri kỷ cùng ta…
Tri kỷ ơi! Nào hãy
nâng lên
Trong im lặng có điều ta muốn nói…”
( Rượu)
Anh gửi niềm nhớ
thương, đồng cảm với bạn bè nơi đất khách quê người:
“Ai Lao. Gió Lào
Trời
Tây. Viễn xứ.
Mịt mù. Gió hú.
Lao Bảo. Đèo cao
Buồn nao nao
Đất
khách
Đìu hiu. Lau lách
Rừng chiều…
Chạnh lòng. Thương nhớ
Linh
thiêng,
Theo gió. Về đây!
Câu thơ,
Từ mắt,
Cay cay…”.
(Thơ gửi
bạn)
Bài thơ kiệm lời, từ ngữ mộc mạc giản dị nhưng với cách xuống dòng, ngắt
nhịp liên tục, người đọc cảm được tình cảm dồn nén, nấc nghẹn khi nhớ đến bạn bè
viễn xứ trong từng câu chữ của “người nhà quê họ Phạm”.
Anh từng là nhà khoa
học danh tiếng có nhiều năm học tập tại Liên Xô cũ, từng tham gia quân ngũ và bị
nhiễm chất độc hóa học, bị thương nơi chiến trường… nhưng anh khiêm nhường không
muốn nhắc đến vết sẹo của riêng mình:
“Vết sẹo ơi! Sao mi chai lên
thế!
Những bàn tay đầy sẹo của mi đây
Cũng một thuở. Hình như, linh cảm
thấy
Sự dịu dàng đau đớn chốn bàn tay…
Thôi đừng nhé, nhắc chi về quá khứ
Thịt da kia cũng thịt da này!
Bom
đạn đã xa về dĩ vãng
Những bàn tay tiếp sức những bàn tay”.
( Hội nhập
sẹo)
Nhân xem bộ phim “Hoa xương rồng trên cát”, anh liên tưởng:
“Những
mảnh xương vụn nát,
Cùng đất và cát
Lẫn lộn vào nhau…
Chinh chiến qua lâu,
Bàng hoàng còn đó
Tôi nhớ,
Thời rực đỏ,
Thời lính trẻ,
Anh, tôi…
Biển cát lung linh hơi nóng ngút trời,
Hoa xương rồng đỏ thắm…
Có phải không?
Từ nơi xa thẳm
Anh hiện về đỏ rực không gian…
Nhắm mắt, tay đưa, nước mắt tuôn tràn,
Cố ôm ấp một bóng hình đồng
đội”.
(Hoa xương rồng trên cát)
Chiến tranh đã qua, nhưng nỗi đau còn đó
đâu chỉ là nỗi đau thế xác mà còn là những suy tư trăn trở không chỉ riêng
mình:
“Bom đạn đã qua.
Vết thương vờ ngủ…
Ôi! Cái bình yên trong bão
lửa
Hãy về, ru ngủ trái tim ta!
Cái thời khói lửa đã xa
Mà nghe gió rít
ngỡ là chiến tranh.
Hiền hóa bến nước đồng xanh
Gió đừng rít để yên lành
nước non”.
(Yên bình)
Hòa bình, dù mang bao vết thương trên mình, anh vẫn
còn trái tim nồng ấm và khối óc mẫn tiệp để phấn đấu cho sự nghiệp khoa học và
sự nghiệp giáo dục… Đến ngày nghỉ hưu, anh khiêm nhường giản dị trở về với cuộc
sống đời thường như biết bao con dân nướcViệt, gắn bó với số phận muôn
dân:
Là người tinh tế, nhạy cảm, thơ anh đau đáu nỗi buồn thương:
“Mưa
giăng mắc nỗi buồn nhân thế
Mờ chân mây dâu bể đón đưa
Ai làm bão tố gió
mưa
Đời chan nước mắt, héo dưa kiếp người”.
(Đau lòng lũ lụt miền
Trung)
Anh buồn cho thế thái nhân tình “chạng vạng trong ngữ điệu lai
căng”.
Trước hiện tượng tự nhiên bất bình thường gây nên những hệ lụy buồn
cho người nông dân, anh trở trăn suy ngẫm về những vấn đề thế sự:
“…Ngỡ ơn
mưa móc nhặt thưa
Nơi thì nứt nẻ, chốn mưa trắng bờ
Thần nông nửa tỉnh nửa
mơ
Mưa giăng lạc vụ, bơ vơ hạt buồn”
(Mây mượn gió tạo muôn kỳ ảo)
Thơ
anh có nhiều bài buồn - nhưng đó là nỗi buồn lớn lao, buồn cho mọi người chứ
không phải buồn cho “cái tôi” nhỏ bé của riêng mình - nỗi buồn ấy là nỗi buồn
của con người có lương tâm và trách nhiệm với con người, với cuộc đời. Nỗi buồn
ấy làm thanh lọc tâm hồn ta chứ không phải nỗi buồn bi quan, yếm thế. Suy ngẫm
về những lối mòn từ “nếp tư duy” đến cả trong “giấc mộng” anh đau lắm:
“Lối
mòn - phẳng đến nôn nao!”
Nhưng những “lối mòn” trì trệ ấy không ngăn cản
được cái nhìn lạc quan, tin yêu say đắm cuộc đời gần gũi, thân quen:
“Cuối
lối mòn - mùa xuân ơi, da diết làm sao!
Theo lối gió, hanh hao đường quen
thuộc
Ta đi, cả trong mơ, không chùn bước
Cuối lối mòn, em - ánh lửa -
xuân ơi !”
(Cuối lối mòn - mùa xuân ơi!)
Hòa niềm vui lãng mạn của anh, ta
tin rằng các giá trị văn hóa hóa truyền thống vẫn trường tồn:
“ Người xưa
chắc hẳn về chơi Tết,
Mủm mỉm cười âm cả cõi dương”.
( Nhớ cụ Vũ Đình
Liên)
“Dù là kẻ trần gian nơi thế tục,
Nhưng cõi lòng hướng về Trúc - Trúc
ơi!”
(Ngắm tranh Trúc)
Cây trúc thẳng ngay là biểu tượng chi chí khí thanh
tao của người quân tử. Phải chăng anh viết hoa chữ Trúc như một danh từ riêng để
gửi gắm cái chí của mình?
Người nhà quê họ Phạm từng viết: “Ngoài nghiệp
chính, thì văn chương và hội họa là người tri kỷ chân thành và trung thực nhất
của đời mình”. Ngắm những bức tranh “Mẹ tôi”, “Tĩnh vật”, “Nắng sông Thương”.
“Nắng chiều trên cảng than nhà máy Phan Đạm”, “tứ quý”,” “Trúc”, “Chiều thu
ngoại ô Maskva”… và nhất là những bức tranh anh vẽ 10 năm trở lại đây, tôi luôn
lặng người đi, thành kính, cảm động. Càng xúc động hơn khi biết đã nhiều năm
nay, anh nằm một chỗ, buộc cây cọ vào tay để vẽ và đau đớn gõ từng con chữ lên
bàn phím để làm thơ. Phải yêu đời đến thế nào, người thơ ấy mới viết được những
câu thơ gan ruột như thế này:
“Bất động lâu mới hiểu
Ầm ỳ vọng đêm ngày
Tiếng đời ôi xa thế
Nặng trĩu mà nhẹ bay.”
Anh khao khát tình bạn-
như khao khát được hít thở khí trời , giao hòa cùng thiên nhiên, vũ trụ:
“Lúc bạn bè ào đến
Căn phòng ngập gió mây
Đa tạ cùng bạn hữu
Mang trời đất vào đây”.
(Ấm nắng)
Ngắm tranh, thưởng thức thơ của
“Người nhà quê họ Phạm”, tôi thấy mình thu được lợi lạc nhiều lắm - đó là lợi
lạc về tinh thần vô giá mà những người viết chuyên nghiệp chưa chắc đã đem lại
được cho mình, dẫu họ viết rất hay và có bài bản... Tôi muốn sống tốt hơn, có
trách nhiệm hơn với gia đình, bè bạn, với công việc và với chính bản thân mình
khi còn chưa quá muộn. Dẫu thơ anh chưa phải là xuất chúng, nhưng những giá trị
nhân bản về cái Chân - Thiện -Mĩ anh đem đến cho tôi là vô giá. Tôi biết: Với
anh, thời gian quý hơn vàng . Anh đang chạy đua với thời gian để chiến thắng
bệnh tật, để sống có ích hơn cho gia đình, bè bạn và cho cuộc đời như anh đã và
đang sống như thế! Tình yêu quê hương đất nước của anh bắt nguồn từ tình yêu
trong gia đình, làng xóm, yêu thiên nhiên, cây cỏ... Đó là động lực để anh cầm
súng chiến đấu, là động lực thôi thúc anh vươn lên trở thành nhà khoa học sáng
giá.
Trên diendanthivien.net, mọi người gọi anh là Pa Ven. Anh khiêm tốn
nói: “Đừng so sánh tôi với Pa Ven”.
Phó Tiến sỹ - giáo sư Nguyễn Kim Thiết –
một người bạn đồng niên dạy tại Trường Đại học Bách khoa đã viết tặng anh bài
thơ:
“Ngày ấy Pa Ven bị liệt
Bị liệt đâu còn cảm thấy đau
Tôi đau nhức
nhối mình tôi biết
Chẳng dám so được với ai đâu”.
Và anh đã có một bài họa
khiêm nhường và rất lạc quan yêu đời, yêu người:
“Nửa liệt, kém Pa Ven bại
liệu?
Và đau, chắc như tôi đang đau?
Nhưng khi bạn hữu mang Xuân
đến,
Cười sún cả răng, kém ai đâu?”
Người thương binh - nhà khoa học mang
bút danh “Người nhà quê họ Phạm” còn có một bút danh khác cùng ý nghĩa là Phạm
Thôn Nhân. Anh tên thật là Phạm Ngọc San - một bloger thân thương, giản dị,
khiêm nhường của Làng Thơ bên Thi viện.net, blog tiengviet.net, blog spot.com…
Đã bước qua cái tuổi “cổ lai hy”, với ba tập thơ “Vầng trăng trong mưa”, “Hoàng
hôn không yên lặng” và “Chạng vạng hoa đèn”, thơ anh làm cho tôi thấm thía hơn
bao giờ hết câu nói của cổ nhân: “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”.Thơ anh như một
“trái chín muộn”, trải qua bao dông bão cuộc đời, chắt chiu từ giọt sương mai,
gom góp từ tia nắng ấm, lặng lẽ dâng tặng đời hương vị ngọt thơm ...
Lai Châu, ngày 17 tháng 9 năm 2013
Bùi Thị Sơn
GÁI NÚI VIẾT XONG BÀI
GIỚI THIỆU NÀY TỪ CHIỀU 5/9 THÌ TỐI 5/9 BỊ NGỘ ĐỘC THUỐC, XUÂT HUYẾT NIÊM MẠC VÀ
ĐƯỜNG TIÊU HÓA, PHẢI NẰM KHOA NỘI BỆNH VIỆN TỈNH LAI CHÂU TIÊM VÀ TRUYỀN GIẢI
ĐỘC 11 NGÀY,NAY LẠI CHUYỂN VỀ KHOA NGOẠI ĐIỀU TRỊ TIẾP. HÔM NAY GÁI NÚI TRANH
THỦ GỬI BÀI LÊN TRANG. XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN CÁC BÁC,CÁC ANH,CÁC CHỊ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ ĐẾN THĂM, ĐỌC VÀ GÓP Ý GIÙM GÁI NÚI.NẾU CHẬM HỒI ÂM , MONG MỌI NGƯỜI LƯỢNG
THỨ CHO GÁI NÚI NHÉ !
“Lúc bạn bè ào đến
Trả lờiXóaCăn phòng ngập gió mây
Đa tạ cùng bạn hữu
Mang trời đất vào đây”.
.........
Rất ấn tượng Bạn ơi
CÁM ƠN BẠN THÂN YÊU! CHÚC BẠN LUÔN VUI NHIỀU NHA!
XóaEm tìm được chị rồi...
Trả lờiXóaRẤT VUI ĐƯỢC GẶP LẠI PHƯƠNG TÂM.
XóaHÔM NÀO KHỎE, BTS SẼ SANG THĂM EM NHÉ !
Cám ơn em về bài bình rất hay, chúc tuần mới vui vẻ hạn phúc, em đã khoẻ hẳn chưa?
Trả lờiXóaEM CÁM ƠN CHỊ RẤT NHIỀU Ạ
Xóa. Em bị ngộ độc thuốc bắc nên xuất huyết niêm mạc và đường tiêu hóa phải vào viện truyền giải độc anh ạ. Số là hồi trung tuần tháng 8, em đau 2 bên bụng dưới quá ,đi khám có 2 viên sỏi ở 2 bên niệu đạo, bác sĩ cho nhập viện để mổ nhưng em sợ mổ nên lấy lí do là chồng đi công tác, xin về nhà 1 tuần sau mới nhập viện. Thực chất em trốn về làm theo cách ghi ở sổ tay NGƯỜI CAO TUỔI là mỗi ngày ăn 1 quả đu đủ xanh (4 lạng) rửa sạch cắt 2 đầu để tích nhựa ở thân nhưng không gọt vỏ, hấp cách thủy đúng 1 tuần thì sỏi sẽ tan. Em thấy rất khó ăn nhưng vì chiều nào cũng phải ăn 4 lạng nên em đầy bụng quá, bỏ luôn 7 bữa chiều không ăn gì khác ngoài 4 lạng đu đủ xanh, nhưng ăn thế một tuần rồi chẳng những không hết đau mà còn nôn nao choáng váng. Em đang định mua thuốc kim tiền thảo để uống theo chỉ dẫn của mọi người thì cậu hàng xóm đem đến cho 12 viên nén bé như hạt đậu bảo là mua ở Sơn Tây của một cụ lang giá 700 ngàn đồng, nhiều người uống hết trong 4 ngày là khỏi. Em nghĩ: có bệnh thì vái tứ phương nên chiều thứ nhất uống vào 3 viên thấy lao đao đi không vững, em nghỉ một ngày rồi lại uống tiếp 3 viên vào lúc 18 giờ ngày 5/9. Uống khoảng 30 phút thì em thấy cháy trong cổ họng, môi, lưỡi rộp to như phải bỏng, rồi cổ họng đau rát , ho cũng đau, nuốt nước bọt cũng đau, uống nước cũng đau...rồi máu cứ tuôn ra theo chất nhầy và từng miếng thịt nhỏ như hạt thạch tím bầm...Sau đó em bất tỉnh, mọi người bảo em truyền giải độc suốt 6 ngày 6 đêm. Sau 11 ngày nằm ở khoa nội chỉ truyền và uống cháo loãng, em được chuyển xuống khoa ngoại để lấy sỏi nhưng họ lại bảo hiện dạ dày em rất mỏng nên chưa thể chụp cắt lớp được, em xin về nhà nghỉ từ chiều qua để tĩnh dưỡng, phục hồi sức khỏe mới dám quay lại khoa ngoại. Em tự trách mình ngu dốt, thiếu kiến thức y học quá.
THứ nhất là em cố mà giữ sức khỏe . Cứ xuất huyết thì phải xem cái gì tránh thì nên tránh
Trả lờiXóaThứ hai là cám ơn bài viết rất hay của em. Hình như người Phạm này nhiều người không lạ gì anh ấy!
Cố khỏe nhé Sơn ơi!
EM CÁM ƠN CHỊ VỀ TẤT CẢ
XóaEM SẼ GẮNG GIỮ SỨC KHỎE ĐỂ SỚM ĐƯỢC VỀ BÊN CHỊ VÀ CÁC ANH, CÁC CHỊ, CÁC BẠN LÀNG THƠ SPOT.COM THÂN YÊU CỦA CHÚNG TA !
BAI VIET THAT HAy GIU GIN SUC KHOE SON NHE CHUC EM MAU BINH PHUC
Trả lờiXóaEM CÁM ƠN CHỊ NHÃ MY NHIỀU, EM CÒN MỆT NÊN CHƯA QUA THĂM CHỊ
XóaĐƯỢC, CHỊ THÔNG CẢM CHO EM NHA !
Lâu không thấy em, chị đã nghĩ là em đang ấp ủ việc văn chương nào đó...
Trả lờiXóaBài viết rất hay, tình cảm Sơn à...Nhưng sức đang yếu, không nên làm việc quá sức nghe em. Trước mắt là tĩnh dưỡng. Tuổi chị em mình sau mỗi lần ốm là lâu bình phục lắm đấy!
Chúc em mau khỏe nhé!
EM CÁM ƠN CHỊ VỀ NHỮNG LỜI CĂN DẶN QUÁ ĐỖI THÂN THƯƠNG TRÌU MẾN CHỊ GIÀNH CHO ĐỨA EM DẠI KHỜ NƠI XA LƠ XA LẮC.
XóaLUÔN VUI NHIỀU NHÉ, CHỊ THÂN YÊU!
Một bài viết hay về một tâm hồn thơ mạnh mẽ khiêm nhường đầy trí tuệ!Cố giữ gìn sức khỏe và cẩn thận khi sử dụng thuốc !
Trả lờiXóaEM CÁM ƠN ANH RẤT NHIỀU
XóaCHÚC ANH VUI KHỎE, THƯƠNG YÊU ĐONG ĐẦY !
trang của em ngày càng phong phú tập hợp được nhiều thể loại, nhưng anh mộc vẫn thích nhất là thơ bởi anh trộm nghĩ đó là nét đẹp vô cùng của gái núi Thị Sơn!
Trả lờiXóaEm cám ơn anh Mộc nhiều.
Trả lờiXóaChúc anh luôn vui- mạnh -hạnh nha!
Chúc Sơn mau hồi phục sức khỏe. ( Khi ấy hãy viết, còn nhiều thời gian mà ). Người còn yếu đừng ngồi gõ phím lâu, không tốt đâu. Sắp cuối năm rồi còn phải đón tết nữa chứ!
Trả lờiXóa