Phượng đà trốn biệt
Chỉ còn tiếng ve
Rã rời, mỏi mệt
Từ biệt đêm
hè
Ao làng:gương phẳng
Soi trời: Mây bay
Ôi! Thu đã đến
Se lòng heo
may...
Ngày lại nối ngày
Tháng, năm nuối tiếc
Tình yêu đã thu
Lá
vàng
Trời biếc !
Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013
Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013
VU LAN CON NHỚ MẸ
VU LAN CON NHỚ MẸ !
Mẹ tôi chụp cùng chắt Phùng Hải Vân cuối năm 2006 tại huyện Sìn Hồ khi mẹ bước sang tuổi 77.
VU LAN CON NHỚ MẸ
Mẹ tôi sinh ngày 3/2/1930, trùng ngày ĐCS VN ra đời. Hai người anh trai của mẹ là học trò trường Bưởi được giác ngộ đã tham gia hoạt động CM từ năm 1942 cùng đơn vị với bố tôi. Mẹ tôi được ông bà ngoại nuôi ăn học đầy đủ cũng cùng các chị gái tham gia sinh hoạt trong đội Thiếu nữ Tiền phong, sau đó vào Hội Phụ nữ cứu quốc.
Mẹ tôi chụp cùng 2 người chị gái và 2 người anh trai cuối năm 1930 tại Thị xã Tuyên Quang khi mẹ 10 tháng tuổi.
Năm 1947, trong chuyến công tác bí mật tại thị xã Tuyên Quang cùng hai bác trai tôi, bố tôi đã gặp và yêu mẹ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trở về đơn vi, bố viết thư tỏ tình với mẹ. 66 năm đã trôi qua, mẹ vẫn nhớ như in từng câu từng chữ trong lá thư ấy. Mẹ bảo: Bố con viết thư giàu cảm xúc và hay lắm ( trước khi tham gia CM, bố từng là thầy giáo dạy Pháp văn). Năm 1948, khi mẹ vừa tròn 18 tuổi, bố xin phép đơn vị nghỉ phép về cưới mẹ. Anh trai cả của tôi sinh trong Chiến dịch Biên giới năm 1950. Sau đó bố đi hoạt động triền miên trên các chiến khu Việt Bắc- Tây Bắc rồi được bí mật cử đi học trường Lục quân tại Quế Lâm- TQ ( Khóa 7). Suốt 4 năm trời không nhận được tin tức bố, ông bà ngoại tôi tưởng bố đã hy sinh, mẹ tôi thì đã khóc khô nước mắt. Sau chiến thắng ĐBP, bố tôi được điều động về công tác tại Quân khu Tây Bắc( đóng ở Sơn La). Tôi sinh ra tại phố Tam Cờ, thị xã Tuyên Quang sau một lần bố xin phép đơn vị về thăm gia đình. Sau đó bố đón mẹ cùng hai anh em tôi lên Sơn la. Mẹ công tác ở Bệnh viện Khu Tây Bắc và sinh thêm 4 em tôi ở đó. Đêm 14/4/1974, bố tôi thức để viết Diễn văn cho Khu ủy kỷ niệm 20 năm Chiến thắng Điện
Biên Phủ thì bị xuất huyết não, mất ngay sáng hôm sau. Lúc ấy, 5 anh em tôi đang học hành dang dở, riêng em út tôi mới được 2 tuổi nên bao nhiêu khó khăn vất vả dồn lên đôi vai gầy của mẹ. Suốt cả đời, mẹ quên mình hy sinh vì chồng vì con...Hôm nay Ngày lẽ Vu Lan, tôi chép lại bài thơ viết về mẹ mùa Vu lan 2011.
VU LAN CON NHỚ MẸ
Ba bẩy năm bố đi xa
Sao tiếng khóc chửa vỡ òa trong con?
Nỗi đau ập đến dập dồn
Con không
nén nổi, lệ tuôn ngược lòng…
Thương mẹ vất vả long đong
Ngược xuôi tất bật thay chồng nuôi con
Giấu con bao nỗi tủi hờn
Việc nhà, việc nước sớm hôm tảo tần.
Đêm mẹ sàng gạo giữa sân
Mượn vầng trăng sáng, tập vần dạy con
Mẹ ủ
giá đỗ sớm hôm
Cà, dưa muối để bán buôn cho người
Mong sao kiếm được chút tươi
Các con phấn khởi… mẹ cười rưng rưng…
Chủ nhật mẹ bước vào rừng
Hái măng, kiếm củi… còng lưng lặc lè…
Đông về tay mẹ tái tê
Mò cua, bắt ốc dưới khe trong ngòi
Thương đàn
con nhỏ cọc còi
Mẹ lùng tìm cóc khắp nơi về nhà
Xưa chẳng dám cắt tiết
gà
Thấy con kiến ướt xót xa bội phần…
Nay đành nén chịu khấn thầm:
Cóc ơi! Xá tội ngàn lần cho tôi
Thương con, đành phải vậy thôi…
Đêm mơ vẫn thấy rụng rời chân tay…
…
Hôm nay nhớ lại chuyện này
Mẹ ơi! hai mắt con cay, cay xè?
Ngày ấy, con
đã tự thề:
Ra công tác sẽ trở về nhà thôi
Cùng mẹ trồng sắn ven đồi
Chăm đàn em nhỏ cút côi của mình…
Thế rồi lụy bởi chữ tình
Con đi… để mẹ một mình âu lo
Lòng mẹ rộng
lớn vô bờ
Quén vun hạnh phúc từng giờ cho con
Lớn rồi mà mãi chẳng khôn
Mang hình hài mẹ… tâm hồn của cha
Cúi xin trời rộng bao la
Cho con mãi được cài hoa màu hồng
Vu Lan mẹ
có hay không
Đêm con nhớ mẹ quặn lòng núi xa?
Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013
GIỚI THIỆU TUYỂN CHỌN VĂN THƠ CỦA TRAI RỪNG
Lời dẫn: Trai Rừng-bố của Phùng Hải Yến- cũng yêu văn chương nhưng đọc nhiều,viết ít. Gái Núi và con gái Phùng Hải Yến động viên mãi, năm nay Trai Rừng mới chịu in một tập bảo là để đọc trong gia đình thôi. Đó là tuyển chọn " Thơ và truyện ngắn Phùng Cù Sân"-NXB Văn học, 2013.
Gái Núi xin giới thiệu bài viết của Nhà giáo Huỳnh Nguyên- Hội viên Hội VHNT tỉnh Lai Châu
-Hội viên Hội VHNT các Dân tộc Thiểu số Việt Nam về tập sách của Trai Rừng
MIỀN QUÊ YÊU DẤU NẶNG TÌNH CỦA ANH
Tác giả: Huỳnh Nguyên- Hội viên Hội VHNT tỉnh Lai Châu
-Hội viên Hội VHNT các Dân tộc Thiểu số Việt Nam
Nhắc đến Phùng Cù Sân nhiều ngươi có tình cảm yêu mến anh. Mỗi khi đọc thơ văn của anh, tình cảm ấy bỗng trở thành điều cảm nhận từ sự chân thành giản dị, từng trải của tác giả. Không biết từ lúc nào, trong mắt tôi, Phùng Cù Sân như chuẩn mực của tình yêu quê hương, cách mạng,gia đình.. không chỉ trong cuộc sống đời thường mà những sáng tác của anh luôn khắc hoạ đậm nét về chủ đề này . Văn là người - văn thơ Phùng Cù Sân là lời bộc bạch tâm huyết của người gần trọn một đời vẫn chưa nói hết khát khao đang cháy bỏng.
Phùng Cù Sân sinh năm 1950, anh là người dân tộc Dao. Quê hương anh ở Phăng Xô lin ,huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Một thời tuổi trẻ, anh chú tâm vào việc học hành ở trường thiếu niên dân tộc nội trú tỉnh, trường trung học sư phạm tỉnh, anh trở thành thầy giáo...
Tôi không dám ví Phùng Cù Sân với nhân vật nào đó đã được lý tưởng hoá trong cuộc đời , nhưng quả thực cuộc đời nghiệt ngã với anh , anh nói , anh làm, anh viết luôn là bản tình ca vút cao của niềm tin yêu cuộc sống Thiếu ăn, thiếu mặc đã khổ, thiếu thốn tình cảm càng khổ biết chừng nào. vậy mà tuổi thơ Phùng Cù Sân đã phải gánh chịu.Vượt lên số phận,nỗi đau của đứa trẻ mất cha, mất mẹ cơ cực đơn côi, Phùng Cù Sân đã đón nhận tình yêu thương của Đảng, cách mạng, của thầy cô, bè bạn như một cơ duyên,đưa anh trưởng thành từ một học sinh ngoan, một cán bộ tốt, một người lãnh đạo trung thành tận tuỵ..
Người ta hiểu nhau,có đồng điệu cảm tình,có ấn tượng sâu sắc hay không thường đến từ buổi gặp gỡ lần đầu. Khoảng tháng mười năm 1972, tôi về phòng giáo dục huyện Phong Thổ đang ở Mường Xo. Thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đang ác liệt, Ty giáo dục Lai Châu và các trường trực thuộc đang sơ tán ở Phong Thổ. Tôi đi đến đoạn đường cong gần cầu Lai Vân thì gặp Phùng Cù Sân đang tản bộ, anh cầm quyển sách trên tay. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Phùng Cù Sân - thầy giáo trẻ vừa mới tốt nghiệp trường trung học sư phạm tỉnh. Hình như linh tính mách bảo, chúng tôi nhận ra nhau là đồng nghiệp và làm quen không mấy khó khăn. Chúng tôi tự nhiên rủ nhau ra ngồi trên bãi cỏ ven đường nói chuyện… Cuộc gặp gỡ không hẹn trước đầy ấn tượng.
Bẵng đi một thời gian dài tôi mới gặp lại anh, khi anh về quê hương Sìn Hồ làm Bí thư Huyện uỷ,anh đã có gia đình vợ con.Vợ anh - cô giáo Bùi Thị Sơn và đặc biệt cả hai vợ chồng anh đều có duyên với văn chương ,
anh có ma lực thu hút tôi. Đó là thơ văn Phùng Cù Sân.
Phùng Cù Sân viết không nhiều, nhưng mỗi truyện ký , mỗi bài thơ của anh là một lời nhắn gửi đến người đọc về một vấn đề cốt lõi của cuộc sống: Ước mơ khát vọng,tình yêu thương , lòng nhân ái bao dung..
Trong tập sách này anh chỉ giới thiệu 6 truyện ký. Mỗi truyện ký là một bức tranh sinh động về mảnh đất , con người miền núi nơi đây mà nổi cộm là tình yêu Đảng, đất nước, đồng bào , tình đoàn kết dân tộc, sự đùm bọc cảm thông chia sẻ lúc hoạn nạn khó khăn, một tình yêu cảm động đầy lãng mạn(Miền quê yêu dấu )Tình nghĩa thầy trò sâu nặng, vượt qua bao thử thách gian nan, thiếu thốn. Thầy giáo yêu thương chăm sóc học sinh, các em kinh yêu thầy chăm ngoan rèn luyện..( Chiếc nôi)Tinh thần mưu trí dũng cảm tận tuỵ phục vụ nhân dân,bảo vệ an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội, thuyết phục cảm hoá các đối tượng vi phạm pháp luật..xả thân vì sự bình yên của nhân dân, trong cuộc đấu tranh âm thầm quyết liệt và đã chiến thắng.( Thượng tá công an Giàng A Páo)
Niềm tin yêu hướng về câch mạng, bảo vệ cán bộ Việt Minh được tác giả khắc hoạ bằng hành động mạnh mẽ. Cái điều cấm kỵ được bỏ qua trước sự lùng sục bắt bớ của giặc. “..Một chốc chó sủa vang khắp bản, bà nghe bố mẹ bà thì thầm: “Chắc bọn lính đang tìm cán bộ Việt minh đấy”Bố bà đẩy bà vào buồng nói như ra lệnh “ Con nằm ôm lấy nó, phải cứu nó con ạ...”
Truyện ngắn Phùng Cù Sân đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Người nào đã đọc rồi khó quên!
Ngoài truyện ký,anh còn có thơ. Lần đầu ra mắt bạn đọc tập thơ văn, anh chọn 26 bài thơ đã sáng tác một thời. Thơ anh là tâm huyết của một người từng trải lòng mình bằng câu từ mộc mạc mà cô đọng bao nỗi niềm sâu lắng. Phùng Cù Sân là người nghĩ nhiều hơn viết , và không bao giờ viết hết được điều anh nghĩ. Đọc thơ anh rồi, tôi cứ thèm như người uống ly rượu ngon chưa cạn mà đã say, say cái nghĩa cái tình, say con người sống thạt thà như đếm, luôn cởi mở chân thành có trước có sau.
Phùng Cù Sân trải lòng mình trên những trang viết . Thơ anh là tình yêu của anh với Đảng, với đồng bào đồng chí với bạn bè và gần gũi hơn là tình yêu con cháu. Đặc biệt với người vợ yêu dấu, lúc nào cũng đằm thắm thiết tha như tình yêu thuở ban đầu.
Đảng đối với anh như người đã sinh thành ra anh lần thứ hai, anh coi Đảng như người cha và xưng con:
Năm vừa lên ba, con mất mẹ
Đứa em trai con mới biết bò
Xác mẹ phủ chiếu manh
Giữa túp lều lạnh cóng
Em con lăn xả vào
Bú khô
Cuộc đời hai anh em mồ côi không hiểu sẽ rơi vào đâu khi người cha nghiện hút cũng trút hơi thở tàn trên mảnh ruộng khô, để hai đứa con rách rưới tả tơi thì may thay:
Cũng năm đó quê mình giải phóng
Kiếp lầm than nô lệ qua rồi
(Ơn Đảng)
Được cán bộ cách mạng yêu thương đùm bọc nuôi dưỡng , cậu bé Phùng Cù Sân được đi học trường thiếu niên dân tộc nội trú tỉnh, đi học trường trung cấp sư phạm tỉnh ra làm thầy giáo,rồi trở thành cán bộ chủ chốt.Phùng Cù Sân mang nặng công ơn đảng , Bác Hồ:
Sìn Hồ ơi!trăm nhớ nghìn thương....
Hơn ba mươi năm con mới trở về
Dẫu đỉnh Phăng Xô Lin vời vợi
Sánh sao tày ơn Đảng , Bác Hồ!
(Ơn Đảng)
Phùng Cù Sân một đời dạy học, công tác ,anh vẫn đau đáu chưa nguôi trăn trở nợ đời, có thể là một nỗi đau bệnh tật , nỗi đau lũ quét xâm hại bà con dân tộc anh..Người có tuổi thường sống trong kỷ niệm, những hình ảnh thân thương bỗng chốc ập đến xâm chiếm lòng anh.
Nhớ mùa thu xanh thẳm xa xôi
Cô nữ sinh tưôi trăng rằm nhí nhảnh
Lướt qua anh như một làn gió thoảng
Anh nhận ra đó là nửa của mình!
(Tặng em thi sĩ của riêng anh
Ông ngắm cháu ngắm hoài
Lòng trào dâng xúc động
Nhớ thuở xưa ông sống
Mồ côi từ ấu thơ..
Đọc thơ Phùng Cù Sân ta càng hiểu thêm về anh, một người luôn đồng cảm, vui niềm vui cùng mọi người, khó khăn cùng chia xẻ. Sự thấu hiểu của anh chính là nguồn động viên bao người vươn tới, từ anh bộ đội biên phòng, chị nhân viên thống kê, cô cán bộ ngân hàng ,cô thợ xây. được thể hiện trong tập sách.
Văn Thơ Phùng Cù Sân đọng lại trong tôi điều suy ngẫm: Trân trọng cuộc sống, tình yêu người,yêu đời là nguồn cảm hứng của anh.Những truyện ký, bài thơ đang tiếp sức cho anh bước tiếp trong cuộc đời.
Một ngày nắng ấm đầu xuân Quý Tỵ
Huỳnh Nguyên
Gái Núi xin giới thiệu bài viết của Nhà giáo Huỳnh Nguyên- Hội viên Hội VHNT tỉnh Lai Châu
-Hội viên Hội VHNT các Dân tộc Thiểu số Việt Nam về tập sách của Trai Rừng
MIỀN QUÊ YÊU DẤU NẶNG TÌNH CỦA ANH
Tác giả: Huỳnh Nguyên- Hội viên Hội VHNT tỉnh Lai Châu
-Hội viên Hội VHNT các Dân tộc Thiểu số Việt Nam
Nhắc đến Phùng Cù Sân nhiều ngươi có tình cảm yêu mến anh. Mỗi khi đọc thơ văn của anh, tình cảm ấy bỗng trở thành điều cảm nhận từ sự chân thành giản dị, từng trải của tác giả. Không biết từ lúc nào, trong mắt tôi, Phùng Cù Sân như chuẩn mực của tình yêu quê hương, cách mạng,gia đình.. không chỉ trong cuộc sống đời thường mà những sáng tác của anh luôn khắc hoạ đậm nét về chủ đề này . Văn là người - văn thơ Phùng Cù Sân là lời bộc bạch tâm huyết của người gần trọn một đời vẫn chưa nói hết khát khao đang cháy bỏng.
Phùng Cù Sân sinh năm 1950, anh là người dân tộc Dao. Quê hương anh ở Phăng Xô lin ,huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Một thời tuổi trẻ, anh chú tâm vào việc học hành ở trường thiếu niên dân tộc nội trú tỉnh, trường trung học sư phạm tỉnh, anh trở thành thầy giáo...
Tôi không dám ví Phùng Cù Sân với nhân vật nào đó đã được lý tưởng hoá trong cuộc đời , nhưng quả thực cuộc đời nghiệt ngã với anh , anh nói , anh làm, anh viết luôn là bản tình ca vút cao của niềm tin yêu cuộc sống Thiếu ăn, thiếu mặc đã khổ, thiếu thốn tình cảm càng khổ biết chừng nào. vậy mà tuổi thơ Phùng Cù Sân đã phải gánh chịu.Vượt lên số phận,nỗi đau của đứa trẻ mất cha, mất mẹ cơ cực đơn côi, Phùng Cù Sân đã đón nhận tình yêu thương của Đảng, cách mạng, của thầy cô, bè bạn như một cơ duyên,đưa anh trưởng thành từ một học sinh ngoan, một cán bộ tốt, một người lãnh đạo trung thành tận tuỵ..
Người ta hiểu nhau,có đồng điệu cảm tình,có ấn tượng sâu sắc hay không thường đến từ buổi gặp gỡ lần đầu. Khoảng tháng mười năm 1972, tôi về phòng giáo dục huyện Phong Thổ đang ở Mường Xo. Thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đang ác liệt, Ty giáo dục Lai Châu và các trường trực thuộc đang sơ tán ở Phong Thổ. Tôi đi đến đoạn đường cong gần cầu Lai Vân thì gặp Phùng Cù Sân đang tản bộ, anh cầm quyển sách trên tay. Đó là lần đầu tiên tôi gặp Phùng Cù Sân - thầy giáo trẻ vừa mới tốt nghiệp trường trung học sư phạm tỉnh. Hình như linh tính mách bảo, chúng tôi nhận ra nhau là đồng nghiệp và làm quen không mấy khó khăn. Chúng tôi tự nhiên rủ nhau ra ngồi trên bãi cỏ ven đường nói chuyện… Cuộc gặp gỡ không hẹn trước đầy ấn tượng.
Bẵng đi một thời gian dài tôi mới gặp lại anh, khi anh về quê hương Sìn Hồ làm Bí thư Huyện uỷ,anh đã có gia đình vợ con.Vợ anh - cô giáo Bùi Thị Sơn và đặc biệt cả hai vợ chồng anh đều có duyên với văn chương ,
anh có ma lực thu hút tôi. Đó là thơ văn Phùng Cù Sân.
Phùng Cù Sân viết không nhiều, nhưng mỗi truyện ký , mỗi bài thơ của anh là một lời nhắn gửi đến người đọc về một vấn đề cốt lõi của cuộc sống: Ước mơ khát vọng,tình yêu thương , lòng nhân ái bao dung..
Trong tập sách này anh chỉ giới thiệu 6 truyện ký. Mỗi truyện ký là một bức tranh sinh động về mảnh đất , con người miền núi nơi đây mà nổi cộm là tình yêu Đảng, đất nước, đồng bào , tình đoàn kết dân tộc, sự đùm bọc cảm thông chia sẻ lúc hoạn nạn khó khăn, một tình yêu cảm động đầy lãng mạn(Miền quê yêu dấu )Tình nghĩa thầy trò sâu nặng, vượt qua bao thử thách gian nan, thiếu thốn. Thầy giáo yêu thương chăm sóc học sinh, các em kinh yêu thầy chăm ngoan rèn luyện..( Chiếc nôi)Tinh thần mưu trí dũng cảm tận tuỵ phục vụ nhân dân,bảo vệ an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội, thuyết phục cảm hoá các đối tượng vi phạm pháp luật..xả thân vì sự bình yên của nhân dân, trong cuộc đấu tranh âm thầm quyết liệt và đã chiến thắng.( Thượng tá công an Giàng A Páo)
Niềm tin yêu hướng về câch mạng, bảo vệ cán bộ Việt Minh được tác giả khắc hoạ bằng hành động mạnh mẽ. Cái điều cấm kỵ được bỏ qua trước sự lùng sục bắt bớ của giặc. “..Một chốc chó sủa vang khắp bản, bà nghe bố mẹ bà thì thầm: “Chắc bọn lính đang tìm cán bộ Việt minh đấy”Bố bà đẩy bà vào buồng nói như ra lệnh “ Con nằm ôm lấy nó, phải cứu nó con ạ...”
Truyện ngắn Phùng Cù Sân đã để lại dấu ấn trong lòng người đọc. Người nào đã đọc rồi khó quên!
Ngoài truyện ký,anh còn có thơ. Lần đầu ra mắt bạn đọc tập thơ văn, anh chọn 26 bài thơ đã sáng tác một thời. Thơ anh là tâm huyết của một người từng trải lòng mình bằng câu từ mộc mạc mà cô đọng bao nỗi niềm sâu lắng. Phùng Cù Sân là người nghĩ nhiều hơn viết , và không bao giờ viết hết được điều anh nghĩ. Đọc thơ anh rồi, tôi cứ thèm như người uống ly rượu ngon chưa cạn mà đã say, say cái nghĩa cái tình, say con người sống thạt thà như đếm, luôn cởi mở chân thành có trước có sau.
Phùng Cù Sân trải lòng mình trên những trang viết . Thơ anh là tình yêu của anh với Đảng, với đồng bào đồng chí với bạn bè và gần gũi hơn là tình yêu con cháu. Đặc biệt với người vợ yêu dấu, lúc nào cũng đằm thắm thiết tha như tình yêu thuở ban đầu.
Đảng đối với anh như người đã sinh thành ra anh lần thứ hai, anh coi Đảng như người cha và xưng con:
Năm vừa lên ba, con mất mẹ
Đứa em trai con mới biết bò
Xác mẹ phủ chiếu manh
Giữa túp lều lạnh cóng
Em con lăn xả vào
Bú khô
Cuộc đời hai anh em mồ côi không hiểu sẽ rơi vào đâu khi người cha nghiện hút cũng trút hơi thở tàn trên mảnh ruộng khô, để hai đứa con rách rưới tả tơi thì may thay:
Cũng năm đó quê mình giải phóng
Kiếp lầm than nô lệ qua rồi
(Ơn Đảng)
Được cán bộ cách mạng yêu thương đùm bọc nuôi dưỡng , cậu bé Phùng Cù Sân được đi học trường thiếu niên dân tộc nội trú tỉnh, đi học trường trung cấp sư phạm tỉnh ra làm thầy giáo,rồi trở thành cán bộ chủ chốt.Phùng Cù Sân mang nặng công ơn đảng , Bác Hồ:
Sìn Hồ ơi!trăm nhớ nghìn thương....
Hơn ba mươi năm con mới trở về
Dẫu đỉnh Phăng Xô Lin vời vợi
Sánh sao tày ơn Đảng , Bác Hồ!
(Ơn Đảng)
Phùng Cù Sân một đời dạy học, công tác ,anh vẫn đau đáu chưa nguôi trăn trở nợ đời, có thể là một nỗi đau bệnh tật , nỗi đau lũ quét xâm hại bà con dân tộc anh..Người có tuổi thường sống trong kỷ niệm, những hình ảnh thân thương bỗng chốc ập đến xâm chiếm lòng anh.
Nhớ mùa thu xanh thẳm xa xôi
Cô nữ sinh tưôi trăng rằm nhí nhảnh
Lướt qua anh như một làn gió thoảng
Anh nhận ra đó là nửa của mình!
(Tặng em thi sĩ của riêng anh
Ông ngắm cháu ngắm hoài
Lòng trào dâng xúc động
Nhớ thuở xưa ông sống
Mồ côi từ ấu thơ..
Đọc thơ Phùng Cù Sân ta càng hiểu thêm về anh, một người luôn đồng cảm, vui niềm vui cùng mọi người, khó khăn cùng chia xẻ. Sự thấu hiểu của anh chính là nguồn động viên bao người vươn tới, từ anh bộ đội biên phòng, chị nhân viên thống kê, cô cán bộ ngân hàng ,cô thợ xây. được thể hiện trong tập sách.
Văn Thơ Phùng Cù Sân đọng lại trong tôi điều suy ngẫm: Trân trọng cuộc sống, tình yêu người,yêu đời là nguồn cảm hứng của anh.Những truyện ký, bài thơ đang tiếp sức cho anh bước tiếp trong cuộc đời.
Một ngày nắng ấm đầu xuân Quý Tỵ
Huỳnh Nguyên
Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013
CÓ PHẢI MÙA THU
Thơ:Phùng Hải Yến
( Viết năm tốt nghiệp lớp 12)
Có phải mùa thu vừa đến
Run run cơn gió giao mùa
Chiếc lá khép mình lặng lẽ
Nghe như có tiếng đàn mưa.
Có phải mùa thu thương nhớ
Thướt tha áo trắng sân trường
Tương tư một mùa lá đỏ
Bâng khuâng một nỗi buồn xa...
Có phải một người đã đợi
Khi mùa chưa ngả chiều hôm
Có phải mùa thu lá đổ
Nghe như khoảng lặng ngập hồn.
Có phải là người đã đến
Nhẹ nhàng hơn cả giấc mơ
Để bóng thu oà trong gió
Tiếng gì gợn khẽ như thơ.. ......
( Viết năm tốt nghiệp lớp 12)
Có phải mùa thu vừa đến
Run run cơn gió giao mùa
Chiếc lá khép mình lặng lẽ
Nghe như có tiếng đàn mưa.
Có phải mùa thu thương nhớ
Thướt tha áo trắng sân trường
Tương tư một mùa lá đỏ
Bâng khuâng một nỗi buồn xa...
Có phải một người đã đợi
Khi mùa chưa ngả chiều hôm
Có phải mùa thu lá đổ
Nghe như khoảng lặng ngập hồn.
Có phải là người đã đến
Nhẹ nhàng hơn cả giấc mơ
Để bóng thu oà trong gió
Tiếng gì gợn khẽ như thơ.. ......
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)