(Bài đăng lại)
Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013
Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013
LỜI THƯA...
CÁM ƠN CÁC ANH, CÁCCHỊ VÀ CÁC BẠN ĐÃ GIAO LƯU, CHIA SẺ CÙNG GÁI NÚI THỜI GIAN QUA- XIN TẠM BIỆT MỌI NGUWOIF MỘT THỜI GIAN. CHÚC AI CŨNG VUI-KHỎE-HẠNH PHÚC VÀ THÀNH ĐẠT- YÊU ĐỜI VÀ YÊU THƠ MÃI.MƯỢN BLOG CỦA BẠN NGUYỄN BÁ HÒA GỬI MỘT BÀI VÀO TRANG TAM TÌNH CÙNG MỌI NGƯỜI Ạ. GÁI NÚI SẼ TRỞ VÈ KHI CÓ ĐIỀU KIỆN Ạ- MONG ĐƯỢC LƯỢNG THỨ VÌ HỒI ÂM MUỘN NHÉ!
BLOG NGUYỄN BÁ HÒA |
HỘI NGỘ TRAI RỪNG
HỘI NGỘ TRAI RỪNG TẠI CỔ LOA
Xin mời các bạn cùng thưởng thức bài hát Trai Rừng thơ của gia đình nhà Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn .
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=EdSpJKGxLuI
http://www.youtube.com/watch?v=99nCbXVy5os&feature=related
Vợ chồng anh chị Phùng Cù Sân -Bùi Thị Sơn và vợ chồng Blogo Nguyễn Đăng Thuyết- Hồng
===
Vợ chồng Anh Phùng Cù Sân-Bùi Thị Sơn vào đền lễ Bà Chúa Mỵ Châu
HỘI NGỘ
Hôm nay tôi cùng các Thi Hữu Cổ Loa được đón tiếp vợ chồng nhà văn nhà giáo Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn về thăm .Cuộc gặp mặt thật vui tại gia đình của anh Nguyễn Đăng Thuyết .Sau đó tất cả mọi người cùng đi thăm đề Cổ Loa .
Hôm qua Anh Phùng Cù Sân vừa nhận giải nhất cuộc thi viết văn vì sự nghiệp giáo dục do bộ giáo dục tổ chúc vừa tổ chức trao giải tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
TIN CỦA HỘI CGC VIỆT NAM
Sáng nay, tại phòng họp Thư viện Tạ Quang Bửu, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra một cách trọng thể và thân mật cuộc họp mặt kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tổng kết cuộc thi viết "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO".
Tới dự có nhà giáo thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển; VS NGND Phạm Minh Hạc nguyên UV TƯ Đảng Bộ trưởng Bộ GD - chủ tich Hội CGC VN, các vị P.chủ tịch Đặng Huỳnh Mai, Nguyễn Mậu Bành,Nguyễn văn Sáu, Nguyễn Quang La; Các vị đại diện UB TƯ MTTQ VN, Ban Dân vận TƯ, Bộ Nội vụ,Hội Khuyến Học, Hội NCT, Công đoàn Bộ GD&ĐT,Sở GD&ĐT, lãnh đạo Hội CGC các tỉnh, BGH các trường Đại học tại Hà Nội... và đông đảo các nhà giáo lão thành, hội viên CLB Thơ Nhà giáo,các cơ quan tài trợ.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn thị Doan và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân do bận họp không tới dự được đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Sau phần văn nghệ rất rôm rả của đội Văn nghệ trường ĐHBK và các tiết mục cây nhà lá vườn rất hay của các cựu giáo chức là phần nội dung chính.VS NGND Phạm Minh Hạc phát biểu ý kiến bằng những lời tâm tình đầy tình cảm, nhắc lại những chặng đường vẻ̉ vang của sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói về việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục do Đảng và Nhà nước vạch ra theo hướng chuẩn hóa, hội nhập và hiện đại hóa, chú ý tới việc thực hiện trả lương thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 1994 và xúc tiến việc xây dựng nền giáo dục theo hướng mở.
NGND AHLĐ Nguyễn Đức Thìn có bài phát biểu rất xúc động về tấm gương các thầy cô giáo, về phong trào nghìn việc tôt trong học sinh do chính ông khởi xướng từ trường Tam Sơn (Từ Sơn)và đã được TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhân rộng thành phong trào toàn quốc.
Tiếp đó, nhà giáo Nguyễn Thế Diên, trưởng ban Tuyên huấn TƯ Hội CGC VN đã lên trình bày Báo cáo tổng kết cuộc thi hồi ký về "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO".Đến 30/6/2012 Ban Tổ chức đã nhận được 998 tác phẩm của 697 tác giả là nhà giáo đã nghỉ hưu,đương chức. Ban tổ chức giữ phiếu thi và đánh mã số vào bài thi, chuyển cho Ban Giám khảo chấm. Qua vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã chọn được 93 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo gồm những bài đạt từ điểm 7,5 (trên 10) trở lên. Ban chung khảo (5 người) cùng chấm và chọn được 16 tác phẩm của 16 tác giả đoạt giải.
- Giải nhất thuộc về nhà giáo Phùng Cù Sân (Lai Châu)
- Giải nhì: Lê thị Huyền (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nguyễn Quốc Thái (Hải Phòng)
- Giải ba: Võ Giáp (Hà Tĩnh), Bùi thị Hội (Hà̀ Nội) và Lê Khắc Hân (Tp Hồ Chí Minh)
- Giải tư: Ngô văn Phố (TT-Huế), Ánh Tuyết (Thái Bình), Cao văn Tư (Lào Cai), Nguyễn Khắc Nhân (Thái Bình)
- Giải khuyến khích: Phạm Quang Đối (Hải Dương), Nguyễn An Cư (Bến Tre), Bùi Ký (Hà Tĩnh), Nguyễn Du Ngoạn( Thái Bình), Nguyễn Đức Thìn (Bắc Ninh), Lê Tốn (Vĩnh Phúc).
Sau đó là phần trao giải và chụp ảnh lưu niệm.
CHIÊC NÔI
" Cuộc thi hồi ký về đề tài " Tôn sư trọng đạo" do Hội Cựu giáo chức Viêt Nam tổ chức từ tháng 3/2012 đã kết thúc tốt đẹp 697 tác giả đã gửi 998 bài dự thi, trong đó có 93 bài được vào chung khảo, 16 bài của 16 tác giả được giải.
Chào mừng 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-2012), Hội Cựu giáo chức Việt Nam tiến hành tổng kết cuộc thi, trao bằng khen và giải thưởng các tác giả đoạt giải, cá đơn vị và cá nhân tham gia tích cực góp phần làm cho cuộc thi thành công.
cuốn sách này được xuất bản để bạn đọc tiếp xúc được những sự kiện, những mẩu chuyện và tấm gương xúc động của Nhà giáo Việt Nam , thể hiện truyền thống "tôn sư trọng đạo " của dân tộc, truyền thống hiếu học của nhân dân ta.
Hi vọng rằng trong tình hình có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống hiện nay trong xã hội và nhà trường, cuốn sách này sẽ là viên gạch nhỏ góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng..."
(Trích " Lời giới thiệu " cuốn hồi ký " TÔN SƯ TRỌNG ĐAO'" của chủ tịch Hội CGCVN- NGND, GS, VS Phạm Minh Hạc.)
CHIẾC NÔI (Giải Nhất)
Tác giả: Phùng Cù Sân
Nguyên Phó Hiệu trưởng Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu.
(Kính tặng các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu)
Con gái yêu của cha! Cha đến thăm con vào một ngày cuối đông. Trống trường điểm giờ ra chơi đã đến. Ôi tiếng trống làm lòng cha xao xuyến, dù bao năm xa trường, cha mãi mãi không quên. Các con ùa ra sân như một đàn chim trắng. Cả sân trường bỗng bừng vui xao động. Cha dõi mắt tìm hình bóng của con… Con bé bỏng như một con chim én. Nhớ năm xưa con xa nhà đi học… xe chuyển bánh con bỗng òa lên khóc, mẹ con cũng giàn giụa nước mắt, vì lần đầu tiên con cất bước đi xa. Con gái yêu hãy hiểu thấu lòng cha. Ai trong đời chẳng có lúc đi xa, đừng quẩn quanh bên vòng tay cha mẹ, con phải nghĩ được điều xa hơn thế…
***
Tuổi ấu thơ cha ngập tràn đau khổ: Cha lên ba, bà nội con đã qua đời. Ông nội con nghiện thuốc phiện con ơi. Ông đem cha đổi lấy tiền hút thuốc. Cha đi ở địu con cho người khác, lên năm tuổi như mèo tha con chuột. Cũng có lúc cùng trẻ con nô nghịch, cha ngã bươu đầu, con người ta thì khóc, người ta xót con tát mặt cha tới tấp. Cha đau đớn mà không dám khóc vì biết phận mình như cái kiến, con ong. Bẩy tuổi rưỡi cha lại mất nốt ông. Ngày ông mất cha không rơi nước mắt, trái tim cha lạnh cóng tự bao giờ. Không mẹ cha, cha lại sống bơ vơ, nay địu con nhà này, mai chăn trâu nhà khác, quanh năm chỉ bộ quần áo rách, làm cho người mà chả dám ăn no. Cha nhớ mãi một sáng mùa thu, có ông Suyền ở bên huyện ủy,vợ ra đi để lại hai em nhỏ, đón cha về cùng rau cháo nuôi nhau. Là cán bộ xuôi ông lại biết tiếng Dao, ông dạy cha nói tiếng Kinh bập bẹ. Ông thương cha như thương hai con đẻ. Có một lần cha thỏ thẻ hỏi ông: “Cháu muốn đi học có được không? Cứ địu trẻ con mãi thế này chán lắm! Cháu chỉ muốn đến khi cháu lớn, được làm cán bộ tốt như ông”. Ông ôm cha xiết chặt trong lòng: “Được, bố hứa sẽ cho con đi học”.
***
Năm sáu mươi (1960) cha xuống trường ký túccùng chú Sơn, chú Páo học vỡ lòng. Ông Cán cho cha hai chín đồng. Ông Suyền cho cha bộ quần áo mới. Ký túc xá đông vui như hội, các bạn học sinh mặc quần áo đủ màu. Cha lớn hơn các bạn một cái đầu, được thầy giáo chỉ định làm lớp trưởng. Cha thấy mình thật tự hào sung sướng, càng gắng lao động giỏi, học chăm. Bác Mỷ làm liên đội trưởng nhi đồng (bác nhanh nhẹn, hát hay, học giỏi). Bác thường đưa cha ra sông Đà tắm gội, đơm cho cha từng chiếc áo tuột khuy. Bác Phà rất đẹp trai lại thảo (mỗi khi bác được mẹ gửi quà,bao giờ cũng chia cha một nửa, khi củ khoai lúc thì cuốn vở, những kỷ niệm này cha mãi mãi không quên). Trường chuyển xuống Pá Ham, Phong Thổ rồi chuyển về mảnh đất Điện Biên. Ký túc xá xưa chuyển thành trường Thiếu niên. Con em các dân tộc đua nhau về học. Những thầy giáo mà cha nhớ nhất là thầy Hoàng Đạo Chúc, thầy Nguyễn Văn Huân, thầy Đào Tiến Minh, thầy Vũ Công Lựu… Những kỷ niệm cha không kể nổi… suốt đời cha không đáp hết ơn thầy, (từ nét bút thầy cầm tay cha tập viết, đến những đêm cha sốt râm ran, thầy bón cho cha từng thìa đường, viên thuốc). Mỗi thầy cô chuyển đi là một lần cha khóc, như đánh rơi vật báu nhất đời mình. Mái trường này là mảnh đất hồi sinh, tuổi thơ cha đã biết cười, biết hát… Mỗi mùa xuân sang, mỗi khi hè đến, các học sinh được về với gia đình. Họ vui lắm, cứ mong hoài, nhắc mãi. Cha tủi thân ra sân đứng một mình… Những ngày đó cha lên rừng kiếm củi hoặc làm nương cho cô bác trong trường. Ai nhìn cha cũng ái ngại xót thương. Họ nuôi cha trong những ngày hè, tết. Tục ngữ nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cha giờ không thèm cơm, thịt nữa, vẫn không quên những bữa cơm bí đỏ, bên những ánh mắt yêu thương thấm đậm tình người. Cha nhớ mãi ông Huỳnh, ông Ban, bà Lẩu, ông Lương, bà Sành… nhiều người nữa con ơi! - những công nhân viên giản dị suốt đời, lo cơm, thuốc cho con em dân tộc.
***
Sau bao năm dùi mài đèn sách, cha quyết tâm nối nghiệp cô thầy. Ra trường, cha lại trở về đây, đem cho trường một cô giáo trẻ. Con biết đó là ai không? Đó chính là người mẹ - mẹ của con - người thân nhất của cha. Mái trường này là nơi mẹ sinh ra hai anh và con giữa thời kỳ vất vả. Mẹ gầy nhom, xương nhô đôi gò má, chỉ ánh nhìn vẫn vời vợi sáng trong. Mẹ yêu thương các em nhỏ vô cùng, bao nhiêu đêm miệt mài bên giáo án. Từ cô bé mộng mơ lãng mạn, mẹ cùng cha san sẻ đói nghèo. Mái trường này là chiếc nôi mến yêu đã chở che đời cha từ tấm bé. Mái trường này là nơi cha tuyên thệ trước Đảng kỳ lời hứa một Đảng viên. Năm bẩy sáu (1976) từ tên gọi Thiếu niên, trường đổi tên thành Phổ thông Dân tộc. Học trò mẹ cha nay trưởng thành khôn lớn, mẹ cha tự hào được góp chút công lao. Mỗi lúc đi đâu học sinh hớn hở chào, mẹ cha thấy hạnh phúc này vô giá. Con biết không? Hai anh con cũng thế. Từ chiếc nôi này hai anh đã lớn lên trong vòng tay cán bộ, giáo viên và trong từng luống rau thấm mồ hôi cha mẹ. Thấm thoắt đã mười năm có lẻ, mẹ cha xa trường do tổ chức phân công. Đêm đêm vẫn canh cánh trong lòng nỗi nhớ về chiếc nôi thân thuộc. Nay trường con đã khác xa thuở trước, đẹp đẽ khang trang, thầy cô cũng giỏi hơn song trong cha vẫn vẹn tấm lòng son về mái trường nuôi cha từ tấm bé. Con gái yêu của cha, của mẹ! Cha rất vui thấy con khỏe, con ngoan, bạn bè khen con hát hay, học giỏi, thầy cô khen con thật thà nhanh nhẹn, bác cấp dưỡng khen con xinh như con chim én. Nhưng con ơi xin con chớ hợm mình. Sống trên đời con phải biết nghĩ suy, biết khiêm nhường để tiến xa hơn nữa. Con hãy hướng tấm lòng rộng mở đến bạn bè còn nghèo khổ hơn con, như xưa cha thường nhớ công ơn của bao người thương cha côi cút. Ở trong trường các thầy cô, chú bác đều là người thân - những đồng nghiệp của cha. Con hãy yêu như yêu kính mẹ cha nhưng đừng bao giờ nghĩ đó là chỗ dựa bởi mẹ cha không bao giờ muốn thế. Cha muốn con soi tấm gương của mẹ: Hãy vào đời bằng trí tuệ của mình và lòng bao dung, trái tim biết hy sinh, biết quên mình đấu tranh cho lẽ phải. Con gái ơi! Hãy nghe cha nhắc lại: Mái trường này là chiếc nôi mến yêu đã nuôi bao người con khôn lớn. Như đàn chim các con tung đôi cánh bay muôn phương hãy nhớ mãi mái trường này!
NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM
Thơ Bùi Thị Sơn
Nụ cười
anh vô ý bỏ quên
bên cửa sổ nhà em
Em vội giấu vào đêm
Chỉ trộm nhìn len lén
Nụ cười-mũi kim đâm nhói tim
Nụ cười-mũi tên tẩm thuốc độc
Em trúng thương, quay cuồng đầu óc
Ngủ gối trên tay chồng
mà toàn thân lạnh buốt
Được chồng ôm thật chặt
mà dửng dưng xa cách
Úp mặt vào trong chăn
em khóc thầm lặng lẽ...
...Sáng mai ra
em nhìn thấy vợ anh hàng xóm
mắt thâm quầng,áo quần xộc xệch
ngẩn ngơ tìm cái gì đánh mất?
(Chắc đêm qua chị khóc
không tìm thấy nụ cười
trên môi anh chồng trẻ)
Như tội đồ, em cúi đầu, ứa lệ...
vội vã trở về nhà
mở toang cửa sổ ra
lặng lẽ
trả lại chị nụ cười
anh lỡ bỏ quên...
Sau đây Hòa tôi xin mượn Bài viết của: Phương Liên Hà Dũng Tiến để giới thiệu về gia đình nhà giáo nhà văn nhà thơ Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn .
Nghiên cứu- Giới thiệu:
Từ NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM, thấu hiểu một tấm lòng chân thật, tình đời nồng ấm…
(Thơ Bùi Thị Sơn trong tập ĐẾM TUỔỈ MÙA ĐÔNG, Nxb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010)
Bài viết của: Phương Liên Hà Dũng Tiến.
Tôi đang có trên tay tập thơ in chung ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG (N xb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010) của ba tác giả: Phùng Cù Sân, Bùi Thị Sơn, Phùng Hải Yến. Bạn sẽ thấy thú vị và độc đáo khi biết đây là sáng tác của một gia đình yêu thơ, làm thơ, lại có thơ hay của cả bố, mẹ, con gái. Cuộc đời họ đã là một bài thơ đẹp. Nhà thơ Mai Liễu trong bài giới thiệu: “ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG- Độc đáo bài thơ cuộc đời” đã đánh giá đúng, với nhận xét tinh tế “…tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy. Bởi thơ cần nhất ở sự chân thật”.
Phùng Hải Yến phóng viên báo Lai Châu .
Tôi đã hơn một lần viết bài phẩm bình thơ Phùng Hải Yến, khi em đang tuổi “teen” trên blog của mình, tung lên mạng xã hội, mừng vì được bạn đọc ưu ái, với 4375 lượt truy cập, cả commemt (blog.tamtay.vn/phuonglien svhtt/blog); rồi được VĂN NGHỆ LAI CHÂU in, giới thiệu cùng bạn đọc. Bài VỀ PHÍA QUÊ MÌNH, thơ Phùng Hải Yến, đầy ám ảnh, dung dị, sâu lắng, như mơ như thực, tìm cứu cánh ở sự tĩnh tâm, hướng nội trước ồn ã xô bồ dòng người, dòng đời, sống trong hoài niệm tuổi thơ trong sáng, bay bổng, tìm về miền cổ tích, trở về “ Cái ngây thơ vĩ đại” (Kar Mark). Sau đó tôi lặng thầm đọc thơ Phùng Hải Yến, nhưng không viết gì thêm. Làm thơ mà lắm người tung hứng thì dễ bay bổng lên mây, rơi phịch xuống đất. Nhất là thơ vần vè, êm tai, lại được phổ nhạc. Tôi không biết thơ Phùng Hải Yến đã được phổ nhạc chưa? Chỉ biết bài TRAI RỪNG, thơ Bùi Thị Sơn, mẹ của Phùng Hải Yến, đã thành bài hát tham dự nhiều liên hoan, hội diễn, hội thi nghệ thuật quần chúng, cả liên hoan, hội diễn, hội thi nghệ thuật chuyên nghiệp, gặt hái nhiều huy chương, gặt hái những tràng pháo tay nòng nhiệt của khán giả.. Nhạc sĩ Vũ Duy Cương( chánh văn phòng Hội nhạc sĩ Việt Nam) không giữ nguyên bài thơ, chỉ thổi hồn, chắp cánh cho thơ bay cao, vang xa.
Xin phép các nhạc sỹ và những nhà nghiên cứu- phê bình âm nhạc, “múa rìu qua mắt thợ”, tôi dám khẳng định ca khúc TRAI RƯNG (Nhạc Vũ Duy Cương, lời thơ Bùi Thị Sơn) là một ca khúc hay. Hay ở phong cách nhạc rock hiện đại, mạnh mẽ, khỏe khoắn, trẻ trung. Hay bởi nhạc sĩ đã dùng tiết nhịp, âm hình chủ đạo rất ăn nhập với ý thơ, hồn thơ. Hay ở sức khám phá và những đột phá trong tiết nhịp, dấu lặng, độ cao thấp của âm thanh trong mô tiến, cấu trúc câu nhạc, đoạn nhạc( âm hình)… thể hiện đắc thể ngôn ngữ, cá tính, tâm hồn chất phác, thẳng thắn, chân thật và tình yêu vừa nồng cháy, bạo liệt, vừa tinh nghịch, thô nhám, bộc trực, hồn nhiên của người miền núi, của chất “ trai rừng”. Và, hay bởi dư ba bài thơ tự bản thân nó đã giàu nhạc tính, tiềm ẩn phong cách rock:
“ Trai rừng
như cây thông mọc thẳng
nói lời yêu rạch ròi:
-Tao thích mày”.
Câu thơ trần trụi, thô nhám, sù sì, như câu nói ngắn gọn, nhưng giàu nhạc điệu:
“Trai rừng
dám cầm tay
bẹo má người tình giữa chợ
…Trai rừng
thích vợ mình
là người tình đắm say mộc mạc…”
Tôi là người từng làm thơ và thích kiểu thơ trần trụi, nhưng nắm bắt được những chi tiết “đắt”, những chi tiết cụ thể, sinh động, giàu tính khái quát, khắc họa được tâm lý, tính cách, tạo dựng “nhân vật trữ tình”, “chủ thể trữ tình”, “hình tượng” trong thơ như thế, thật ra là điệu tâm hồn, chất miền núi, là phong vị thơ, là chất thơ mang nét bản sắc dân tộc vùng cao độc đáo, đậm đà. Bài thơ không bị gò bó bởi vần vè, nhạc điệu cũ nhàm, có một thứ nhạc điệu bên trong, nhạc điệu tâm hồn hòa quyện âm thanh núi rừng, âm thanh thiên nhiên bao la, khoáng đạt, cứ thì thầm, ngân nga, để người ta nhớ, thảng thốt mà da diết…(*)
Tôi nói cái thảng thốt mà da diết, ở một bài thơ khác của Bùi Thị Sơn, bài NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM:
“Nụ cười
Anh vô ý bỏ quên
…
Em vội giấu vào đêm
…trộm nhìn len lén
…nhói tim
…tên tẩm thuốc độc
Em trúng thương, quay cuồng đầu óc
Ngủ gối tay chồng
… lạnh buốt
Được chồng ôm thật chặt
mà dửng dưng xa cách
Úp mặt vào trong chăn
em khóc thầm…”
Giời ạ! Anh Phùng Cù Sân ơi. Cái anh hàng xóm đào hoa kia chỉ cười nụ thôi mà làm anh suýt mất vợ đấy! Vì vợ anh là một người đàn bà đa tình, trắng trẻo, xinh xẻo. Tôi (và cả anh), và nhiều đàn ông khác cũng có thể là, đã từng là cái anh hàng xóm tủm tỉm cười, để vợ ngươi ta tưởng tượng, “tưởng bở”…Cái vô thức, cái bản năng gốc của con người vốn đầy “Phật tính”, cả đày dục tính ( Khoa Phân tâm học gọi là libido- dịch nghĩa là “cái dâm loạn”), luôn háo hức cái mới, của lạ. Nó chi phối cảm xúc và hành vi mà lí trí rất khó kiểm soát. Nó vừa có cái tốt, tác động đến chỉ số thông minh(IQ) và tài năng con người, vừa có cái xấu là kéo con người về phần con, phần thú tính! May mà chúng mình có cái “đèn đỏ lương tâm”, có cái “đèn pha ý thức”, nên đều biết “stop here “(dừng ngay ở đây).
Bùi Thị Sơn dồn nén, giải tỏa bản ngã, phát tiết thành thơ, trung thực với chính mình, nhìn thẳng vào mình, dám là mình, để không dối mình, dối người, dối đời. Có người tốt đến mức đáng nghi, có người tốt đến mức đáng ghét. Bùi Thị Sơn tốt đến mức đáng để cánh đàn ông chúng ta xây một thánh đường cho nàng vừa làm cha cố, vừa làm bà “xơ”, vừa làm con chiên, tự mình xưng tội, rửa tội.
Với tôi, lòng tốt của Bùi Thị Sơn vừa đáng trân trọng, vừa đáng thương( thể hiện rõ ở bài LINH CẢM), vừa đáng yêu, ngây thơ thật (khác ngây thơ cụ!), đẹp như trong truyện cổ tích (mô típ cô gái nghèo xấu xí yêu chàng mồ côi, kết thúc có hậu, chàng mồ côi trở thành hoàng tử, hoặc thành vua, còn cô gái nghèo trở nên xinh đẹp, trở thành hoàng hậu!).
Bùi Thị Sơn làm THƠ TÌNH TẶNG CHỒNG:
“ Trừ những nét xấu ra, tự thấy mình cũng đẹp
…Em yêu anh tha thiết chân thành
Từ khi là cô bé con mười sáu tuổi
Lãng mạn, mộng mơ và cũng hay buồn tủi
…không hề nông nổi
…em sinh ra dành để cho anh
Chàng mồ côi hiền chăm em đọc trong cổ tích
…
Anh biết không đã có bao đêm
Em lặng lẽ ngắm nhìn anh ngủ
Lặng lẽ hát ru những bài ca tình mẹ
Thưở ấu thơ anh chẳng được mẹ ru
…
Nép bên anh- Phăng Xô Lin vời vợi”
Và:
“ Như vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
Chỉ có anh- em mới thật là em”
Thơ Bùi Thị Sơn cứ giãi bày, dãi dề, vò xé nội tâm trong mâu thuẫn Con người bản năng- giới tính đầy nhục dục, kìm nén khao khát với Con người xã hội- lý tưởng đầy mô phạm, đầy giáo điều, nhưng cũng đầy Cái Đẹp đích thực; con người Nho giáo quá độ lên Con người mới “ Công- Dung- Ngôn- Hạnh” khắc kỷ, đầy bài học răn dạy luân lý, đầy trách nhiệm chung riêng với Con người Lễ hội- Thơ nhạc phát tiết thăng hoa trong khát vọng bình đẳng, tự do giữa thần và người, hiển quý và bình dân, trai và gái…khát vọng vươn tới CHÂN- THIÊN- MỸ. Vô thức, bản ngã Bùi Thị Sơn bị câu thúc, kiềm tỏa bởi những chuẩn mực luân lý, đạo đức, khế ước xã hội.. Nhưng bản ngã ấy, vô thức ấy vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống thường nhật; lại càng phức tạp, mâu thuẫn trong quá trình chuyển động cũ- mới, bảo thủ- tân tiến, hướng nội- hướng ngoại của nhiều tiếp biến văn hóa, của bao bất trắc, đấu tranh ý thức hệ…Tôi cứ thầm kỳ vọng thơ Bùi Thị Sơn đang sục sặc quẫy cựa, đang tìm chính mình. So sánh có khập khiễng không, rằng vẻ đẹp một số câu thơ hay của Bùi Thị Sơn hao hao giống vẻ đẹp Thúy Vân, đôi câu pha chút vẻ đẹp Thúy Kiều. Đó là vẻ đẹp tròn trịa, má “phinh phính bánh đúc” của Thúy Vân, thỉnh thoảng lóe sáng vẻ “sắc sảo, mặn mà” của Thúy Kiều! Nói thật, Bùi Thị Sơn chưa có những câu thơ tài hoa. Cái tạo nên chính mình trong thơ của Bùi Thị Sơn là sự chiến thắng của tình yêu đằm thắm, thủy chung bên trong những mâu thuẫn, giằng xé, là tấm lòng nhân hậu của người vợ, người mẹ, là cái ý thức, cái sự bằng lòng, hiểu rõ cái “ một nửa” cần có thêm “ một nửa” mới tròn đầy được. Đó là người yêu, người chồng của mình. Thật cảm động khi Bùi Thị Sơn ngắm chồng, cái nửa của mình, vào lúc anh ngủ, lúc anh “ lương thiện” nhất:
Bài thơ VIẾT KHI ANH ĐANG NGỦ là nỗi niềm riêng của cô gái hơ hớ, rào đón nũng nịu, hồn nhiên tươi mới, lại đằm cái tình của người yêu, người vợ, người chị, người mẹ:
…” Đừng trách em đa tình…
Trái tim em…
Luôn rộn ràng, náo nức muốn được yêu
...
Biết anh mồ côi từ tấm bé
Trái tim em rớm máu tự bao giờ
…
Người con gái nào chẳng có nỗi niềm riêng
Trước người yêu, họ muốn thành nhỏ bé
Muốn được chở che bên bờ vai săn khỏe
Muốn được nghe lời đầm ấm dịu dàng
Anh với em trời đất đã xe duyên
Để muôn kiếp trở thành chồng- vợ
Em còn muốn nhiều hơn thế nữa
Làm bạn thân và làm chị của anh
Ngủ đi anh giữa trăng thanh
Có em ôm ấp ru anh trọn đời…”
Khép lại bài viết này, tôi chỉ muốn bộc bạch tâm sự với bạn đọc yêu thơ cảm nhận của riêng tôi, rằng thơ Bùi Thị Sơn mới, và chưa mới! (Tôi đã từng “triết lý vặt” với những người “ nhiều chữ” thế này: “ Cái cũ không thể sinh ra cái mới, nhưng cái mới không bỗng dưng mà có, nó phải ra đời từ cái chưa mới . Cố làm ra cái mới thì thành… cái õng ẹo. Thơ õng ẹo có phải là thơ không?...Sự vụng về và ngây thơ đáng yêu dễ chịu, dễ chấp nhận hơn sự thuần thục đến mức đáng chán”!). Nhũng bài có nhạc điệu mới, có nét mới như bài TRAI RỪNG, NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM không nhiều. Nhưng bù lại, tấm lòng Bùi Thị Sơn, cảm xúc dồn nén, chân tình, đôn hậu, đằm thắm…cái sức nhẫn nhịn để làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ, với tình yêu thơ, say thơ, yêu con người, yêu cuộc sống cháy bỏng, hồn nhiên, cả nghị lực chiến thắng những “phút xao lòng”, đã tạo cho thơ Bùi Thị Sơn thứ nhạc điệu bên trong, từ cảm xúc mãnh liệt sản sinh sóng ngầm, sóng lừng, tạo một điệu tâm hồn, “ khía” vào lòng người, đánh thức những tình cảm tưởng đã ngủ yên trong ta, đánh thức và gợi nhiều suy ngẫm về chất thật sự CON NGƯỜI trong ta.
Tôi yêu thơ Bùi Thị Sơn chính bởi cái TÌNH THẬT lúc bộc lộ, lúc lặn sâu ấy, cái TẤM LÒNG hiếm hoi ấy! Và xin nhắc lại lời anh Mai Liễu: “…tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy”
Phương Liên.
---
GÁI NÚI
Tặng Bùi Thị Sơn- Tác giả bài thơ " Trai rừng"
Gái núi
tóc như vầng mây
mắt có lửa rừng
môi thơm mùi mật ong
Gái núi
chân băng rừng không sợ vắt sên
không sợ thú dữ
biết thổi đàn môi
thay lời tình tự
biết trao vòng nói nghĩa trăm năm
Gái núi đã yêu không sợ bão giông
Khi yêu dám bắt chồng thay ông Tơ, bà Nguyệt
Gái núi chẳng ngại chồng say khướt
Ẵm chồng lên lưng ngựa dắt về
Gái núi đã yêu chung thủy câu thề
Dẫu đá núi, cây rừng nghiêng ngả
Gái núi
gặp một lần đã nhớ
Như đỉnh cao mơ ước phía chân trời...
Nha Trang, 20/3/2006.
Nhà văn Nguyễn Gia Nùng
Xin mời các bạn vào nghe những bản nhạc hay về vùng cao
http://www.youtube.com/watch?v=IRIlNMek9jU&feature=related
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=-avjjE-tOsg
http://www.youtube.com/watch?v=4UKem7mJTDI&feature=related
Xin mời các bạn cùng thưởng thức bài hát Trai Rừng thơ của gia đình nhà Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn .
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=EdSpJKGxLuI
http://www.youtube.com/watch?v=99nCbXVy5os&feature=related
Vợ chồng anh chị Phùng Cù Sân -Bùi Thị Sơn và vợ chồng Blogo Nguyễn Đăng Thuyết- Hồng
===
Vợ chồng Anh Phùng Cù Sân-Bùi Thị Sơn vào đền lễ Bà Chúa Mỵ Châu
HỘI NGỘ
Hôm nay tôi cùng các Thi Hữu Cổ Loa được đón tiếp vợ chồng nhà văn nhà giáo Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn về thăm .Cuộc gặp mặt thật vui tại gia đình của anh Nguyễn Đăng Thuyết .Sau đó tất cả mọi người cùng đi thăm đề Cổ Loa .
Hôm qua Anh Phùng Cù Sân vừa nhận giải nhất cuộc thi viết văn vì sự nghiệp giáo dục do bộ giáo dục tổ chúc vừa tổ chức trao giải tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
TIN CỦA HỘI CGC VIỆT NAM
Sáng nay, tại phòng họp Thư viện Tạ Quang Bửu, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã diễn ra một cách trọng thể và thân mật cuộc họp mặt kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tổng kết cuộc thi viết "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO".
Tới dự có nhà giáo thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển; VS NGND Phạm Minh Hạc nguyên UV TƯ Đảng Bộ trưởng Bộ GD - chủ tich Hội CGC VN, các vị P.chủ tịch Đặng Huỳnh Mai, Nguyễn Mậu Bành,Nguyễn văn Sáu, Nguyễn Quang La; Các vị đại diện UB TƯ MTTQ VN, Ban Dân vận TƯ, Bộ Nội vụ,Hội Khuyến Học, Hội NCT, Công đoàn Bộ GD&ĐT,Sở GD&ĐT, lãnh đạo Hội CGC các tỉnh, BGH các trường Đại học tại Hà Nội... và đông đảo các nhà giáo lão thành, hội viên CLB Thơ Nhà giáo,các cơ quan tài trợ.
Phó Chủ tịch nước Nguyễn thị Doan và Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân do bận họp không tới dự được đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Sau phần văn nghệ rất rôm rả của đội Văn nghệ trường ĐHBK và các tiết mục cây nhà lá vườn rất hay của các cựu giáo chức là phần nội dung chính.VS NGND Phạm Minh Hạc phát biểu ý kiến bằng những lời tâm tình đầy tình cảm, nhắc lại những chặng đường vẻ̉ vang của sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nói về việc thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện Giáo dục do Đảng và Nhà nước vạch ra theo hướng chuẩn hóa, hội nhập và hiện đại hóa, chú ý tới việc thực hiện trả lương thâm niên cho các nhà giáo đã nghỉ hưu từ 1994 và xúc tiến việc xây dựng nền giáo dục theo hướng mở.
NGND AHLĐ Nguyễn Đức Thìn có bài phát biểu rất xúc động về tấm gương các thầy cô giáo, về phong trào nghìn việc tôt trong học sinh do chính ông khởi xướng từ trường Tam Sơn (Từ Sơn)và đã được TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhân rộng thành phong trào toàn quốc.
Tiếp đó, nhà giáo Nguyễn Thế Diên, trưởng ban Tuyên huấn TƯ Hội CGC VN đã lên trình bày Báo cáo tổng kết cuộc thi hồi ký về "TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO".Đến 30/6/2012 Ban Tổ chức đã nhận được 998 tác phẩm của 697 tác giả là nhà giáo đã nghỉ hưu,đương chức. Ban tổ chức giữ phiếu thi và đánh mã số vào bài thi, chuyển cho Ban Giám khảo chấm. Qua vòng sơ khảo, Ban Giám khảo đã chọn được 93 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo gồm những bài đạt từ điểm 7,5 (trên 10) trở lên. Ban chung khảo (5 người) cùng chấm và chọn được 16 tác phẩm của 16 tác giả đoạt giải.
- Giải nhất thuộc về nhà giáo Phùng Cù Sân (Lai Châu)
- Giải nhì: Lê thị Huyền (Bà Rịa-Vũng Tàu) và Nguyễn Quốc Thái (Hải Phòng)
- Giải ba: Võ Giáp (Hà Tĩnh), Bùi thị Hội (Hà̀ Nội) và Lê Khắc Hân (Tp Hồ Chí Minh)
- Giải tư: Ngô văn Phố (TT-Huế), Ánh Tuyết (Thái Bình), Cao văn Tư (Lào Cai), Nguyễn Khắc Nhân (Thái Bình)
- Giải khuyến khích: Phạm Quang Đối (Hải Dương), Nguyễn An Cư (Bến Tre), Bùi Ký (Hà Tĩnh), Nguyễn Du Ngoạn( Thái Bình), Nguyễn Đức Thìn (Bắc Ninh), Lê Tốn (Vĩnh Phúc).
Sau đó là phần trao giải và chụp ảnh lưu niệm.
CHIÊC NÔI
" Cuộc thi hồi ký về đề tài " Tôn sư trọng đạo" do Hội Cựu giáo chức Viêt Nam tổ chức từ tháng 3/2012 đã kết thúc tốt đẹp 697 tác giả đã gửi 998 bài dự thi, trong đó có 93 bài được vào chung khảo, 16 bài của 16 tác giả được giải.
Chào mừng 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-2012), Hội Cựu giáo chức Việt Nam tiến hành tổng kết cuộc thi, trao bằng khen và giải thưởng các tác giả đoạt giải, cá đơn vị và cá nhân tham gia tích cực góp phần làm cho cuộc thi thành công.
cuốn sách này được xuất bản để bạn đọc tiếp xúc được những sự kiện, những mẩu chuyện và tấm gương xúc động của Nhà giáo Việt Nam , thể hiện truyền thống "tôn sư trọng đạo " của dân tộc, truyền thống hiếu học của nhân dân ta.
Hi vọng rằng trong tình hình có những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống hiện nay trong xã hội và nhà trường, cuốn sách này sẽ là viên gạch nhỏ góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng..."
(Trích " Lời giới thiệu " cuốn hồi ký " TÔN SƯ TRỌNG ĐAO'" của chủ tịch Hội CGCVN- NGND, GS, VS Phạm Minh Hạc.)
CHIẾC NÔI (Giải Nhất)
Tác giả: Phùng Cù Sân
Nguyên Phó Hiệu trưởng Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Lai Châu.
(Kính tặng các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Lai Châu)
Con gái yêu của cha! Cha đến thăm con vào một ngày cuối đông. Trống trường điểm giờ ra chơi đã đến. Ôi tiếng trống làm lòng cha xao xuyến, dù bao năm xa trường, cha mãi mãi không quên. Các con ùa ra sân như một đàn chim trắng. Cả sân trường bỗng bừng vui xao động. Cha dõi mắt tìm hình bóng của con… Con bé bỏng như một con chim én. Nhớ năm xưa con xa nhà đi học… xe chuyển bánh con bỗng òa lên khóc, mẹ con cũng giàn giụa nước mắt, vì lần đầu tiên con cất bước đi xa. Con gái yêu hãy hiểu thấu lòng cha. Ai trong đời chẳng có lúc đi xa, đừng quẩn quanh bên vòng tay cha mẹ, con phải nghĩ được điều xa hơn thế…
***
Tuổi ấu thơ cha ngập tràn đau khổ: Cha lên ba, bà nội con đã qua đời. Ông nội con nghiện thuốc phiện con ơi. Ông đem cha đổi lấy tiền hút thuốc. Cha đi ở địu con cho người khác, lên năm tuổi như mèo tha con chuột. Cũng có lúc cùng trẻ con nô nghịch, cha ngã bươu đầu, con người ta thì khóc, người ta xót con tát mặt cha tới tấp. Cha đau đớn mà không dám khóc vì biết phận mình như cái kiến, con ong. Bẩy tuổi rưỡi cha lại mất nốt ông. Ngày ông mất cha không rơi nước mắt, trái tim cha lạnh cóng tự bao giờ. Không mẹ cha, cha lại sống bơ vơ, nay địu con nhà này, mai chăn trâu nhà khác, quanh năm chỉ bộ quần áo rách, làm cho người mà chả dám ăn no. Cha nhớ mãi một sáng mùa thu, có ông Suyền ở bên huyện ủy,vợ ra đi để lại hai em nhỏ, đón cha về cùng rau cháo nuôi nhau. Là cán bộ xuôi ông lại biết tiếng Dao, ông dạy cha nói tiếng Kinh bập bẹ. Ông thương cha như thương hai con đẻ. Có một lần cha thỏ thẻ hỏi ông: “Cháu muốn đi học có được không? Cứ địu trẻ con mãi thế này chán lắm! Cháu chỉ muốn đến khi cháu lớn, được làm cán bộ tốt như ông”. Ông ôm cha xiết chặt trong lòng: “Được, bố hứa sẽ cho con đi học”.
***
Năm sáu mươi (1960) cha xuống trường ký túccùng chú Sơn, chú Páo học vỡ lòng. Ông Cán cho cha hai chín đồng. Ông Suyền cho cha bộ quần áo mới. Ký túc xá đông vui như hội, các bạn học sinh mặc quần áo đủ màu. Cha lớn hơn các bạn một cái đầu, được thầy giáo chỉ định làm lớp trưởng. Cha thấy mình thật tự hào sung sướng, càng gắng lao động giỏi, học chăm. Bác Mỷ làm liên đội trưởng nhi đồng (bác nhanh nhẹn, hát hay, học giỏi). Bác thường đưa cha ra sông Đà tắm gội, đơm cho cha từng chiếc áo tuột khuy. Bác Phà rất đẹp trai lại thảo (mỗi khi bác được mẹ gửi quà,bao giờ cũng chia cha một nửa, khi củ khoai lúc thì cuốn vở, những kỷ niệm này cha mãi mãi không quên). Trường chuyển xuống Pá Ham, Phong Thổ rồi chuyển về mảnh đất Điện Biên. Ký túc xá xưa chuyển thành trường Thiếu niên. Con em các dân tộc đua nhau về học. Những thầy giáo mà cha nhớ nhất là thầy Hoàng Đạo Chúc, thầy Nguyễn Văn Huân, thầy Đào Tiến Minh, thầy Vũ Công Lựu… Những kỷ niệm cha không kể nổi… suốt đời cha không đáp hết ơn thầy, (từ nét bút thầy cầm tay cha tập viết, đến những đêm cha sốt râm ran, thầy bón cho cha từng thìa đường, viên thuốc). Mỗi thầy cô chuyển đi là một lần cha khóc, như đánh rơi vật báu nhất đời mình. Mái trường này là mảnh đất hồi sinh, tuổi thơ cha đã biết cười, biết hát… Mỗi mùa xuân sang, mỗi khi hè đến, các học sinh được về với gia đình. Họ vui lắm, cứ mong hoài, nhắc mãi. Cha tủi thân ra sân đứng một mình… Những ngày đó cha lên rừng kiếm củi hoặc làm nương cho cô bác trong trường. Ai nhìn cha cũng ái ngại xót thương. Họ nuôi cha trong những ngày hè, tết. Tục ngữ nói: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cha giờ không thèm cơm, thịt nữa, vẫn không quên những bữa cơm bí đỏ, bên những ánh mắt yêu thương thấm đậm tình người. Cha nhớ mãi ông Huỳnh, ông Ban, bà Lẩu, ông Lương, bà Sành… nhiều người nữa con ơi! - những công nhân viên giản dị suốt đời, lo cơm, thuốc cho con em dân tộc.
***
Sau bao năm dùi mài đèn sách, cha quyết tâm nối nghiệp cô thầy. Ra trường, cha lại trở về đây, đem cho trường một cô giáo trẻ. Con biết đó là ai không? Đó chính là người mẹ - mẹ của con - người thân nhất của cha. Mái trường này là nơi mẹ sinh ra hai anh và con giữa thời kỳ vất vả. Mẹ gầy nhom, xương nhô đôi gò má, chỉ ánh nhìn vẫn vời vợi sáng trong. Mẹ yêu thương các em nhỏ vô cùng, bao nhiêu đêm miệt mài bên giáo án. Từ cô bé mộng mơ lãng mạn, mẹ cùng cha san sẻ đói nghèo. Mái trường này là chiếc nôi mến yêu đã chở che đời cha từ tấm bé. Mái trường này là nơi cha tuyên thệ trước Đảng kỳ lời hứa một Đảng viên. Năm bẩy sáu (1976) từ tên gọi Thiếu niên, trường đổi tên thành Phổ thông Dân tộc. Học trò mẹ cha nay trưởng thành khôn lớn, mẹ cha tự hào được góp chút công lao. Mỗi lúc đi đâu học sinh hớn hở chào, mẹ cha thấy hạnh phúc này vô giá. Con biết không? Hai anh con cũng thế. Từ chiếc nôi này hai anh đã lớn lên trong vòng tay cán bộ, giáo viên và trong từng luống rau thấm mồ hôi cha mẹ. Thấm thoắt đã mười năm có lẻ, mẹ cha xa trường do tổ chức phân công. Đêm đêm vẫn canh cánh trong lòng nỗi nhớ về chiếc nôi thân thuộc. Nay trường con đã khác xa thuở trước, đẹp đẽ khang trang, thầy cô cũng giỏi hơn song trong cha vẫn vẹn tấm lòng son về mái trường nuôi cha từ tấm bé. Con gái yêu của cha, của mẹ! Cha rất vui thấy con khỏe, con ngoan, bạn bè khen con hát hay, học giỏi, thầy cô khen con thật thà nhanh nhẹn, bác cấp dưỡng khen con xinh như con chim én. Nhưng con ơi xin con chớ hợm mình. Sống trên đời con phải biết nghĩ suy, biết khiêm nhường để tiến xa hơn nữa. Con hãy hướng tấm lòng rộng mở đến bạn bè còn nghèo khổ hơn con, như xưa cha thường nhớ công ơn của bao người thương cha côi cút. Ở trong trường các thầy cô, chú bác đều là người thân - những đồng nghiệp của cha. Con hãy yêu như yêu kính mẹ cha nhưng đừng bao giờ nghĩ đó là chỗ dựa bởi mẹ cha không bao giờ muốn thế. Cha muốn con soi tấm gương của mẹ: Hãy vào đời bằng trí tuệ của mình và lòng bao dung, trái tim biết hy sinh, biết quên mình đấu tranh cho lẽ phải. Con gái ơi! Hãy nghe cha nhắc lại: Mái trường này là chiếc nôi mến yêu đã nuôi bao người con khôn lớn. Như đàn chim các con tung đôi cánh bay muôn phương hãy nhớ mãi mái trường này!
NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM
Thơ Bùi Thị Sơn
Nụ cười
anh vô ý bỏ quên
bên cửa sổ nhà em
Em vội giấu vào đêm
Chỉ trộm nhìn len lén
Nụ cười-mũi kim đâm nhói tim
Nụ cười-mũi tên tẩm thuốc độc
Em trúng thương, quay cuồng đầu óc
Ngủ gối trên tay chồng
mà toàn thân lạnh buốt
Được chồng ôm thật chặt
mà dửng dưng xa cách
Úp mặt vào trong chăn
em khóc thầm lặng lẽ...
...Sáng mai ra
em nhìn thấy vợ anh hàng xóm
mắt thâm quầng,áo quần xộc xệch
ngẩn ngơ tìm cái gì đánh mất?
(Chắc đêm qua chị khóc
không tìm thấy nụ cười
trên môi anh chồng trẻ)
Như tội đồ, em cúi đầu, ứa lệ...
vội vã trở về nhà
mở toang cửa sổ ra
lặng lẽ
trả lại chị nụ cười
anh lỡ bỏ quên...
Sau đây Hòa tôi xin mượn Bài viết của: Phương Liên Hà Dũng Tiến để giới thiệu về gia đình nhà giáo nhà văn nhà thơ Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn .
Nghiên cứu- Giới thiệu:
Từ NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM, thấu hiểu một tấm lòng chân thật, tình đời nồng ấm…
(Thơ Bùi Thị Sơn trong tập ĐẾM TUỔỈ MÙA ĐÔNG, Nxb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010)
Bài viết của: Phương Liên Hà Dũng Tiến.
Tôi đang có trên tay tập thơ in chung ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG (N xb Văn hóa Dân tộc, phát hành tháng 3/2010) của ba tác giả: Phùng Cù Sân, Bùi Thị Sơn, Phùng Hải Yến. Bạn sẽ thấy thú vị và độc đáo khi biết đây là sáng tác của một gia đình yêu thơ, làm thơ, lại có thơ hay của cả bố, mẹ, con gái. Cuộc đời họ đã là một bài thơ đẹp. Nhà thơ Mai Liễu trong bài giới thiệu: “ ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG- Độc đáo bài thơ cuộc đời” đã đánh giá đúng, với nhận xét tinh tế “…tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy. Bởi thơ cần nhất ở sự chân thật”.
Phùng Hải Yến phóng viên báo Lai Châu .
Tôi đã hơn một lần viết bài phẩm bình thơ Phùng Hải Yến, khi em đang tuổi “teen” trên blog của mình, tung lên mạng xã hội, mừng vì được bạn đọc ưu ái, với 4375 lượt truy cập, cả commemt (blog.tamtay.vn/phuonglien svhtt/blog); rồi được VĂN NGHỆ LAI CHÂU in, giới thiệu cùng bạn đọc. Bài VỀ PHÍA QUÊ MÌNH, thơ Phùng Hải Yến, đầy ám ảnh, dung dị, sâu lắng, như mơ như thực, tìm cứu cánh ở sự tĩnh tâm, hướng nội trước ồn ã xô bồ dòng người, dòng đời, sống trong hoài niệm tuổi thơ trong sáng, bay bổng, tìm về miền cổ tích, trở về “ Cái ngây thơ vĩ đại” (Kar Mark). Sau đó tôi lặng thầm đọc thơ Phùng Hải Yến, nhưng không viết gì thêm. Làm thơ mà lắm người tung hứng thì dễ bay bổng lên mây, rơi phịch xuống đất. Nhất là thơ vần vè, êm tai, lại được phổ nhạc. Tôi không biết thơ Phùng Hải Yến đã được phổ nhạc chưa? Chỉ biết bài TRAI RỪNG, thơ Bùi Thị Sơn, mẹ của Phùng Hải Yến, đã thành bài hát tham dự nhiều liên hoan, hội diễn, hội thi nghệ thuật quần chúng, cả liên hoan, hội diễn, hội thi nghệ thuật chuyên nghiệp, gặt hái nhiều huy chương, gặt hái những tràng pháo tay nòng nhiệt của khán giả.. Nhạc sĩ Vũ Duy Cương( chánh văn phòng Hội nhạc sĩ Việt Nam) không giữ nguyên bài thơ, chỉ thổi hồn, chắp cánh cho thơ bay cao, vang xa.
Xin phép các nhạc sỹ và những nhà nghiên cứu- phê bình âm nhạc, “múa rìu qua mắt thợ”, tôi dám khẳng định ca khúc TRAI RƯNG (Nhạc Vũ Duy Cương, lời thơ Bùi Thị Sơn) là một ca khúc hay. Hay ở phong cách nhạc rock hiện đại, mạnh mẽ, khỏe khoắn, trẻ trung. Hay bởi nhạc sĩ đã dùng tiết nhịp, âm hình chủ đạo rất ăn nhập với ý thơ, hồn thơ. Hay ở sức khám phá và những đột phá trong tiết nhịp, dấu lặng, độ cao thấp của âm thanh trong mô tiến, cấu trúc câu nhạc, đoạn nhạc( âm hình)… thể hiện đắc thể ngôn ngữ, cá tính, tâm hồn chất phác, thẳng thắn, chân thật và tình yêu vừa nồng cháy, bạo liệt, vừa tinh nghịch, thô nhám, bộc trực, hồn nhiên của người miền núi, của chất “ trai rừng”. Và, hay bởi dư ba bài thơ tự bản thân nó đã giàu nhạc tính, tiềm ẩn phong cách rock:
“ Trai rừng
như cây thông mọc thẳng
nói lời yêu rạch ròi:
-Tao thích mày”.
Câu thơ trần trụi, thô nhám, sù sì, như câu nói ngắn gọn, nhưng giàu nhạc điệu:
“Trai rừng
dám cầm tay
bẹo má người tình giữa chợ
…Trai rừng
thích vợ mình
là người tình đắm say mộc mạc…”
Tôi là người từng làm thơ và thích kiểu thơ trần trụi, nhưng nắm bắt được những chi tiết “đắt”, những chi tiết cụ thể, sinh động, giàu tính khái quát, khắc họa được tâm lý, tính cách, tạo dựng “nhân vật trữ tình”, “chủ thể trữ tình”, “hình tượng” trong thơ như thế, thật ra là điệu tâm hồn, chất miền núi, là phong vị thơ, là chất thơ mang nét bản sắc dân tộc vùng cao độc đáo, đậm đà. Bài thơ không bị gò bó bởi vần vè, nhạc điệu cũ nhàm, có một thứ nhạc điệu bên trong, nhạc điệu tâm hồn hòa quyện âm thanh núi rừng, âm thanh thiên nhiên bao la, khoáng đạt, cứ thì thầm, ngân nga, để người ta nhớ, thảng thốt mà da diết…(*)
Tôi nói cái thảng thốt mà da diết, ở một bài thơ khác của Bùi Thị Sơn, bài NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM:
“Nụ cười
Anh vô ý bỏ quên
…
Em vội giấu vào đêm
…trộm nhìn len lén
…nhói tim
…tên tẩm thuốc độc
Em trúng thương, quay cuồng đầu óc
Ngủ gối tay chồng
… lạnh buốt
Được chồng ôm thật chặt
mà dửng dưng xa cách
Úp mặt vào trong chăn
em khóc thầm…”
Giời ạ! Anh Phùng Cù Sân ơi. Cái anh hàng xóm đào hoa kia chỉ cười nụ thôi mà làm anh suýt mất vợ đấy! Vì vợ anh là một người đàn bà đa tình, trắng trẻo, xinh xẻo. Tôi (và cả anh), và nhiều đàn ông khác cũng có thể là, đã từng là cái anh hàng xóm tủm tỉm cười, để vợ ngươi ta tưởng tượng, “tưởng bở”…Cái vô thức, cái bản năng gốc của con người vốn đầy “Phật tính”, cả đày dục tính ( Khoa Phân tâm học gọi là libido- dịch nghĩa là “cái dâm loạn”), luôn háo hức cái mới, của lạ. Nó chi phối cảm xúc và hành vi mà lí trí rất khó kiểm soát. Nó vừa có cái tốt, tác động đến chỉ số thông minh(IQ) và tài năng con người, vừa có cái xấu là kéo con người về phần con, phần thú tính! May mà chúng mình có cái “đèn đỏ lương tâm”, có cái “đèn pha ý thức”, nên đều biết “stop here “(dừng ngay ở đây).
Bùi Thị Sơn dồn nén, giải tỏa bản ngã, phát tiết thành thơ, trung thực với chính mình, nhìn thẳng vào mình, dám là mình, để không dối mình, dối người, dối đời. Có người tốt đến mức đáng nghi, có người tốt đến mức đáng ghét. Bùi Thị Sơn tốt đến mức đáng để cánh đàn ông chúng ta xây một thánh đường cho nàng vừa làm cha cố, vừa làm bà “xơ”, vừa làm con chiên, tự mình xưng tội, rửa tội.
Với tôi, lòng tốt của Bùi Thị Sơn vừa đáng trân trọng, vừa đáng thương( thể hiện rõ ở bài LINH CẢM), vừa đáng yêu, ngây thơ thật (khác ngây thơ cụ!), đẹp như trong truyện cổ tích (mô típ cô gái nghèo xấu xí yêu chàng mồ côi, kết thúc có hậu, chàng mồ côi trở thành hoàng tử, hoặc thành vua, còn cô gái nghèo trở nên xinh đẹp, trở thành hoàng hậu!).
Bùi Thị Sơn làm THƠ TÌNH TẶNG CHỒNG:
“ Trừ những nét xấu ra, tự thấy mình cũng đẹp
…Em yêu anh tha thiết chân thành
Từ khi là cô bé con mười sáu tuổi
Lãng mạn, mộng mơ và cũng hay buồn tủi
…không hề nông nổi
…em sinh ra dành để cho anh
Chàng mồ côi hiền chăm em đọc trong cổ tích
…
Anh biết không đã có bao đêm
Em lặng lẽ ngắm nhìn anh ngủ
Lặng lẽ hát ru những bài ca tình mẹ
Thưở ấu thơ anh chẳng được mẹ ru
…
Nép bên anh- Phăng Xô Lin vời vợi”
Và:
“ Như vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
Chỉ có anh- em mới thật là em”
Thơ Bùi Thị Sơn cứ giãi bày, dãi dề, vò xé nội tâm trong mâu thuẫn Con người bản năng- giới tính đầy nhục dục, kìm nén khao khát với Con người xã hội- lý tưởng đầy mô phạm, đầy giáo điều, nhưng cũng đầy Cái Đẹp đích thực; con người Nho giáo quá độ lên Con người mới “ Công- Dung- Ngôn- Hạnh” khắc kỷ, đầy bài học răn dạy luân lý, đầy trách nhiệm chung riêng với Con người Lễ hội- Thơ nhạc phát tiết thăng hoa trong khát vọng bình đẳng, tự do giữa thần và người, hiển quý và bình dân, trai và gái…khát vọng vươn tới CHÂN- THIÊN- MỸ. Vô thức, bản ngã Bùi Thị Sơn bị câu thúc, kiềm tỏa bởi những chuẩn mực luân lý, đạo đức, khế ước xã hội.. Nhưng bản ngã ấy, vô thức ấy vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống thường nhật; lại càng phức tạp, mâu thuẫn trong quá trình chuyển động cũ- mới, bảo thủ- tân tiến, hướng nội- hướng ngoại của nhiều tiếp biến văn hóa, của bao bất trắc, đấu tranh ý thức hệ…Tôi cứ thầm kỳ vọng thơ Bùi Thị Sơn đang sục sặc quẫy cựa, đang tìm chính mình. So sánh có khập khiễng không, rằng vẻ đẹp một số câu thơ hay của Bùi Thị Sơn hao hao giống vẻ đẹp Thúy Vân, đôi câu pha chút vẻ đẹp Thúy Kiều. Đó là vẻ đẹp tròn trịa, má “phinh phính bánh đúc” của Thúy Vân, thỉnh thoảng lóe sáng vẻ “sắc sảo, mặn mà” của Thúy Kiều! Nói thật, Bùi Thị Sơn chưa có những câu thơ tài hoa. Cái tạo nên chính mình trong thơ của Bùi Thị Sơn là sự chiến thắng của tình yêu đằm thắm, thủy chung bên trong những mâu thuẫn, giằng xé, là tấm lòng nhân hậu của người vợ, người mẹ, là cái ý thức, cái sự bằng lòng, hiểu rõ cái “ một nửa” cần có thêm “ một nửa” mới tròn đầy được. Đó là người yêu, người chồng của mình. Thật cảm động khi Bùi Thị Sơn ngắm chồng, cái nửa của mình, vào lúc anh ngủ, lúc anh “ lương thiện” nhất:
Bài thơ VIẾT KHI ANH ĐANG NGỦ là nỗi niềm riêng của cô gái hơ hớ, rào đón nũng nịu, hồn nhiên tươi mới, lại đằm cái tình của người yêu, người vợ, người chị, người mẹ:
…” Đừng trách em đa tình…
Trái tim em…
Luôn rộn ràng, náo nức muốn được yêu
...
Biết anh mồ côi từ tấm bé
Trái tim em rớm máu tự bao giờ
…
Người con gái nào chẳng có nỗi niềm riêng
Trước người yêu, họ muốn thành nhỏ bé
Muốn được chở che bên bờ vai săn khỏe
Muốn được nghe lời đầm ấm dịu dàng
Anh với em trời đất đã xe duyên
Để muôn kiếp trở thành chồng- vợ
Em còn muốn nhiều hơn thế nữa
Làm bạn thân và làm chị của anh
Ngủ đi anh giữa trăng thanh
Có em ôm ấp ru anh trọn đời…”
Khép lại bài viết này, tôi chỉ muốn bộc bạch tâm sự với bạn đọc yêu thơ cảm nhận của riêng tôi, rằng thơ Bùi Thị Sơn mới, và chưa mới! (Tôi đã từng “triết lý vặt” với những người “ nhiều chữ” thế này: “ Cái cũ không thể sinh ra cái mới, nhưng cái mới không bỗng dưng mà có, nó phải ra đời từ cái chưa mới . Cố làm ra cái mới thì thành… cái õng ẹo. Thơ õng ẹo có phải là thơ không?...Sự vụng về và ngây thơ đáng yêu dễ chịu, dễ chấp nhận hơn sự thuần thục đến mức đáng chán”!). Nhũng bài có nhạc điệu mới, có nét mới như bài TRAI RỪNG, NỤ CƯỜI NGƯỜI HÀNG XÓM không nhiều. Nhưng bù lại, tấm lòng Bùi Thị Sơn, cảm xúc dồn nén, chân tình, đôn hậu, đằm thắm…cái sức nhẫn nhịn để làm tròn bổn phận làm vợ, làm mẹ, với tình yêu thơ, say thơ, yêu con người, yêu cuộc sống cháy bỏng, hồn nhiên, cả nghị lực chiến thắng những “phút xao lòng”, đã tạo cho thơ Bùi Thị Sơn thứ nhạc điệu bên trong, từ cảm xúc mãnh liệt sản sinh sóng ngầm, sóng lừng, tạo một điệu tâm hồn, “ khía” vào lòng người, đánh thức những tình cảm tưởng đã ngủ yên trong ta, đánh thức và gợi nhiều suy ngẫm về chất thật sự CON NGƯỜI trong ta.
Tôi yêu thơ Bùi Thị Sơn chính bởi cái TÌNH THẬT lúc bộc lộ, lúc lặn sâu ấy, cái TẤM LÒNG hiếm hoi ấy! Và xin nhắc lại lời anh Mai Liễu: “…tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy”
Phương Liên.
---
GÁI NÚI
Tặng Bùi Thị Sơn- Tác giả bài thơ " Trai rừng"
Gái núi
tóc như vầng mây
mắt có lửa rừng
môi thơm mùi mật ong
Gái núi
chân băng rừng không sợ vắt sên
không sợ thú dữ
biết thổi đàn môi
thay lời tình tự
biết trao vòng nói nghĩa trăm năm
Gái núi đã yêu không sợ bão giông
Khi yêu dám bắt chồng thay ông Tơ, bà Nguyệt
Gái núi chẳng ngại chồng say khướt
Ẵm chồng lên lưng ngựa dắt về
Gái núi đã yêu chung thủy câu thề
Dẫu đá núi, cây rừng nghiêng ngả
Gái núi
gặp một lần đã nhớ
Như đỉnh cao mơ ước phía chân trời...
Nha Trang, 20/3/2006.
Nhà văn Nguyễn Gia Nùng
Xin mời các bạn vào nghe những bản nhạc hay về vùng cao
http://www.youtube.com/watch?v=IRIlNMek9jU&feature=related
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=-avjjE-tOsg
http://www.youtube.com/watch?v=4UKem7mJTDI&feature=related
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
VU LAN CON NHỚ MẸ
VU LAN CON NHỚ MẸ.
Ba bẩy năm bố đi xa
Tiếng khóc sao chửa vỡ òa trong con?
Nỗi đau ập đến dập dồn
Con không nén nổi, lệ tuôn ngược lòng…
Thương mẹ vất vả long đong
Ngược xuôi tất bật thay chồng nuôi con
Giấu con bao nỗi tủi hờn
Việc nhà, việc nước sớm hôm tảo tần
Đêm mẹ sàng gạo giữa sân
Mượn vầng trăng sáng, tập vần dạy con
Mẹ ủ giá đỗ sớm hôm
Cà, dưa muối để bán buôn cho người
Mong sao kiếm được chút tươi
Các con phấn khởi…mẹ cười rưng rưng…
Chủ nhật mẹ bước vào rừng
Hái măng, kiếm củi… còng lưng lặc lè…
Đông về tay mẹ tái tê
Mò cua, bắt ốc dưới khe trong ngòi
Thương đàn con nhỏ cọc còi
Mẹ lùng tìm cóc khắp nơi về nhà
Xưa chẳng dám cắt tiết gà
Thấy con kiến ướt xót xa bội phần…
Nay đành nén chịu khấn thầm:
Cóc ơi! Xá tội ngàn lần cho tôi
Thương con, đành phải vậy thôi…
Đêm mơ vẫn thấy rụng rời chân tay…
…Hôm nay nhớ lại chuyện này
Mẹ ơi!hai mắt con cay, cay xè?
Ngày ấy, con đã tự thề:
Ra công tác sẽ trở về nhà thôi
Cùng mẹ trồng sắn ven đồi
Chăm đàn em nhỏ cút côi của mình…
Thế rồi lụy bởi chữ tình
Con đi…để mẹ một mình âu lo
Lòng mẹ rộng lớn vô bờ
Quén vun hạnh phúc từng giờ cho con
Lớn rồi mà mãi chẳng khôn
mang hình hài mẹ…tâm hồn của cha
Cúi xin trời rộng bao la
Cho con mãi được cài hoa màu hồng
Vu Lan mẹ có hay không
Đêm con nhớ mẹ quặn lòng núi xa?
Vu lan, 2011.
Bùi Thị Sơn.
Ba bẩy năm bố đi xa
Tiếng khóc sao chửa vỡ òa trong con?
Nỗi đau ập đến dập dồn
Con không nén nổi, lệ tuôn ngược lòng…
Thương mẹ vất vả long đong
Ngược xuôi tất bật thay chồng nuôi con
Giấu con bao nỗi tủi hờn
Việc nhà, việc nước sớm hôm tảo tần
Đêm mẹ sàng gạo giữa sân
Mượn vầng trăng sáng, tập vần dạy con
Mẹ ủ giá đỗ sớm hôm
Cà, dưa muối để bán buôn cho người
Mong sao kiếm được chút tươi
Các con phấn khởi…mẹ cười rưng rưng…
Chủ nhật mẹ bước vào rừng
Hái măng, kiếm củi… còng lưng lặc lè…
Đông về tay mẹ tái tê
Mò cua, bắt ốc dưới khe trong ngòi
Thương đàn con nhỏ cọc còi
Mẹ lùng tìm cóc khắp nơi về nhà
Xưa chẳng dám cắt tiết gà
Thấy con kiến ướt xót xa bội phần…
Nay đành nén chịu khấn thầm:
Cóc ơi! Xá tội ngàn lần cho tôi
Thương con, đành phải vậy thôi…
Đêm mơ vẫn thấy rụng rời chân tay…
…Hôm nay nhớ lại chuyện này
Mẹ ơi!hai mắt con cay, cay xè?
Ngày ấy, con đã tự thề:
Ra công tác sẽ trở về nhà thôi
Cùng mẹ trồng sắn ven đồi
Chăm đàn em nhỏ cút côi của mình…
Thế rồi lụy bởi chữ tình
Con đi…để mẹ một mình âu lo
Lòng mẹ rộng lớn vô bờ
Quén vun hạnh phúc từng giờ cho con
Lớn rồi mà mãi chẳng khôn
mang hình hài mẹ…tâm hồn của cha
Cúi xin trời rộng bao la
Cho con mãi được cài hoa màu hồng
Vu Lan mẹ có hay không
Đêm con nhớ mẹ quặn lòng núi xa?
Vu lan, 2011.
Bùi Thị Sơn.
Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013
Ôi, hôm nay Gái Núi thật hạnh phúc khi tỉnh dậy nhận được bao nhiêu hoa và thơ của bè bạn xa gần tặng nhân sinh nhật 6/3 và ngày phụ nữ Quốc tế 8/3. Xin chân thành cám ơn các anh, các chị và các bạn. Do chưa biết tải ảnh hoa tặng mọi người nên GN đành khất mong được mọi lượng thứ nhé!
Gái Núi nhờ bạn gửi tấm hình chụp của Hội LHPN 3 cấp mà Gái Núi vinh dự có 1 khóa công tác. Chúc các chị em vui tươi, khỏe mạnh, xinh đẹp trong mắt chồng con và xã hội nhé ! Chúc các anh nửa kia thế giới luôn mạnh khỏe thành đạt và yêu phụ nữ nhiều hơn nữa nhé !
Gái Núi nhờ bạn gửi tấm hình chụp của Hội LHPN 3 cấp mà Gái Núi vinh dự có 1 khóa công tác. Chúc các chị em vui tươi, khỏe mạnh, xinh đẹp trong mắt chồng con và xã hội nhé ! Chúc các anh nửa kia thế giới luôn mạnh khỏe thành đạt và yêu phụ nữ nhiều hơn nữa nhé !
Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013
CON YÊU MẸ
Tản văn của Phùng Hải Yến
Con vẫn chưa bao giờ (kể cả những lúc choàng vai mẹ thỏ thẻ những lời âu yếm) thốt lên ba tiếng mà tận sâu trong tiềm thức của mình, con luôn ghi khắc.
Con nói "con yêu mẹ" khi những buổi trưa hè ngày con còn bé tí vẫn hay lén theo lũ bạn dưới cái nắng chói chang để tìm cỏ gà hay trèo cây hái phượng, mẹ không đánh mắng nhưng ánh mắt lo âu hằn in trên gương mặt mẹ mỗi đêm trông con bị ốm, rồi sốt mê man. Khoảnh khắc đó con thấy mình có lỗi với mẹ hiền.
Con nói "con yêu mẹ", trong khi lũ bạn con hè nào cũng chạy nhảy tung tăng tối ngày còn con lúc nào cũng ngồi nhà chờ cha mẹ đi làm về, y hệt như lời tụi bạn con nó bảo là "cấm cung" vậy. Cho đến khi mẹ nói với cha mỗi kỳ nghỉ gia đình mình sẽ cùng đi đến một nơi nào đó để thư giãn. Con chợt thấy rằng ở trong mái nhà của chúng ta đã là quá ổn.
Con nói "con yêu mẹ" khi vô tình đọc được dòng nhật ký mẹ viết ngày con còn nhỏ. nỗi nhớ nhung vô bờ vì phải xa con khiến cho con xúc động đến nghẹn ngào, đã bao lần con thầm trách vì ngay từ khi con còn bé xíu mẹ đã vội vàng đi học để con phải ở nhà một mình với bố... Dòng chữ như thấm tan vào những giọt nước mắt mặn chát, dâng trào trong con nỗi ân hận về những suy nghĩ ngốc nghếch kia.
Con nói "con yêu mẹ" vì trong lớp con đã cố gắng học thuộc bài "mây và sóng" của TAGOR bài thơ mà ngày học lớp 6 con đã nói với mẹ bài thơ này ông tác giả viết để tặng riêng mẹ con mình ý). Để khi về đến nhà lại rủ mẹ cùng chơi trò chơi đầy thú vị ấy. tiếng cười của con âm vang khi con giả làm mây, mẹ làm gió và mái nhà ta là bầu trời; Khi con làm sóng, mẹ làm mặt biển xanh; Vâng! Lúc trên lớp con đã nhủ lòng như vậy, thế nên buổi tan học nào con cũng muốn mau chóng về đến nhà chứ không la cà ngoài phố hay rẽ vào đâu đó theo lời rủ rê của bè bạn. Vì con biết mẹ vẫn đang ở nhà chờ cha và con bên những bữa cơm đầm ấm và hạnh phúc.
Con nói "con yêu mẹ" mỗi khi đi học về, ngước mắt lên nhà lại thấy lung linh một màu hoa vàng rực như nắng. Loài hoa bất tử và cái biển mà mẹ đã tỉ mẩn khắc ghi hai tiếng CON YÊU khiến con vô cùng kinh ngạc. Mẹ đã nâng niu các loài hoa ấy trong những chuyến bay từ Nam ra, chỉ vì một câu nói thích sau khi con đọc câu chuyện cổ về các loài hoa ...
Con nói "con yêu mẹ" vì cho đến tận bây giờ, con mới thực lòng hiểu rõ những ý nghĩa ẩn sâu trong cái tên mẹ đặt cho con thông qua một bài thơ. Bài thơ con đã thuộc từ năm học lớp 2 nhưng đến giờ con mới thực sự "thuộc" nó trong chính tâm khảm của mình. Cũng giống như bài "chiếc nôi" của cha vậy, làm sao có thể quên những tình cảm ấm áp đầy gắn bó này?
Con nói "con yêu mẹ" khi con đi thi cuộc thi "nét đẹp đội viên" lần đầu tiên. Mẹ chăm chút, mẹ lo lắng, mẹ hồi hộp như chính mẹ phải tham dự chú không phaỉ con nhóc lớp 6 kia. Khi nhận giải thưởng, nhìn về hàng ghế khán giả, ánh mắt động viên xen lẫn tự hào của mẹ đã khiến con nghĩ rằng đó chính là giải thưởng cao nhất. Để mai này dù có nhận những giải khác, không có mẹ nơi hàng ghế đó nữa nhưng lúc nào hình ảnh ấy cũng theo con như chính sự vĩnh hằng của nó trong trái tim con vậy.
Con nói "con yêu mẹ" mỗi khi con kêu ca, phàn nàn về những cô giáo dạy văn cấp 2. Mẹ đã phải ân cần chỉ dạy lại cho con toàn bộ phần kiến thức. Con đã từng ghen tị khi nghe các anh chị cấp 3 nói rằng mẹ giảng văn rất hay, con ghen tị vì không được học một tiết nào của mẹ mà quên mất rằng đã bao lần mẹ giải nghĩa cho con một từ khó, hay là hướng dẫn cho con một cách hiểu khác về một thi phẩm hay. Chẳng phải cha đã từng nói nhà mình có một cuốn "từ điển sống" đó sao?
Con nói "con yêu mẹ" khi căn bệnh cao huyết áp và cả cái bệnh liệt dây thanh thi thoảng vẫn hành hạ mẹ. Con ghét những căn bệnh làm mẹ đau bởi lúc ấy nhà mình ngưng bặt cả tiếng nói cười. Song ngay cả khi ấy mẹ vẫn cố gắng nhắc cha , dù lời nhắc đó thật khó khăn và đầy mệt mỏi: "Mai con thi vòng tỉnh đấy, anh ạ !". Con nói "con yêu mẹ" khi tình cờ đọc được một câu danh ngôn như thế này: "cuộc đời là một chiếc chăn hẹp, nếu có người kéo nó về phía mình thì sẽ có người phải chịu lạnh". mẹ đã chăm lo cho con, cho anh, cho cha quá nhiều rồi! Có bao giờ do vô ý mà chúng con khiến mẹ phải chịu "lạnh" không? Khi nụ cười hạnh phúc luôn rạng ngời trên môi mẹ. Con đã tìm thấy quà tặng cuộc đời ngay từ chính nụ cười - niềm tin đó .
Con nói "con yêu mẹ" khi con biết những hy sinh lớn lao của mẹ khi quyết định theo cha đến một chân trời xa lắc thế này. Con nhớ lần các dì đến nhà ta trong một mùa hè, trước lúc lên xe dì Hằng đã ôm chầm lấy con mà khóc: "Dì thương mẹ con quá! Ở nơi xa xôi thế này, các con phải nghe lời mẹ nghe chưa?". Con nhớ những trăn trở, âu lo hiện hữa trong mẹ mỗi khi dì Hà điện ra là do trời trở gió mà ngoại lại ốm. Bà vẫn nói mẹ là đứa con tình cảm nhất mà lại phải ở xa bà quá còn gì ?
Con nói "con yêu mẹ" vì con biết mẹ đã hy sinh nhiều hơn thế nữa. Những giảng viên bạn của mẹ khi con đi thi đại học đã nói rất nhiều về cô thủ khoa 12 tỉnh ngày nào để con biết thêm rằng: hạnh phúc nghĩa là phải đánh đổi một điều gì đó quý giá tương tự. Con biết chỉ một lời nói của cha con: "Vì anh em đã bỏ tất cả, anh cũng sẽ vì em mà làm tất cả cho gia đình nhỏ bé này" - như vậy - đối với mẹ - đã là tròn vẹn, viên mãn lắm rồi !
Con nói "con yêu mẹ" - trước khi bước vào vòng thi quan trọng nhất đối với con ngày học 12, mẹ nói với con rằng giải thưởng không quan trọng, chỉ cần con bước vào phòng thi này - với mẹ - đã là cả niềm tự hào lớn lao. Và rồi con biết dù mai sau có thế nào đi chăng nữa con không thể quên những lời khuyên nhủ quá đỗi chân tình như vậy.
Con nói "con yêu mẹ" khi con buồn phiền vì sự học ngoài trường phổ thông qúa đỗi bất công và con mất đi niềm tin, con âu lo vì cuộc sống của người lớn quá đỗi phức tạp chứ không an lành, vô tư như thủa còn thơ ấu. Mẹ đã dạy con điều gì? Thay vì học để lấy thành tích con hãy học cho mình. Và thế là đủ. Kiến thức quyết định thành công đôi khi không phải vì điểm số. Con đã dứng dậy từ những lời khuyên ý nghĩa đó mẹ à!
Con nói "con yêu mẹ" khi mẹ lắng nghe những lời con tâm sự, về những cảm xúc vu vơ hay những mẩu chuyện bâng quơ song với con nó lại là "chuyện lớn". Câu hỏi: "Mẹ bảo con phải làm sao bây giờ?" luôn đi kèm với "Cái người đáng ghét cứ làm con giận hờn". Mẹ thủ thỉ dịu dàng trước những tình huống ngốc nghếch con đặt ra. Nhưng lúc nào mẹ cũng là người nói câu cuối cùng: "đi học tiếp đi nhóc! Mẹ không muốn con khoái bay vù vù lên không trung mà không ổn định tư tưởng học hành đâu đấy!" Con biết, vì mẹ yêu con nên mới có thêm câu nói đó mà.
Con nói "con yêu mẹ" khi tất cả những đứa bạn đều nói con có một người mẹ tinh tế đến tuyệt vời. Con nói "con yêu mẹ" vì cuộc sống của con luôn được chở che trong tình thương bao la, hiền hoà từ mẹ .
Con nói "con yêu mẹ" đơn giản chỉ vì mẹ đỡ lời cho con với cha sau câu nói: “vừa ăn vừa đọc là phản khoa học". Mẹ đã bênh vực con thế nào ấy nhỉ? "ngày xưa em cũng thế, anh có mắng em đâu". Nhưng khi chỉ có hai mẹ con, mẹ lại ân cần nói nhỏ: “đọc thì đọc mà con phải chú ý đấy nhé! mẹ không muốn con chủ quan vậy đâu, nó sẽ bị ảnh hưởng ở tương lai đấy!"
Và dù có trăm ngàn chuyện bé xíu xìu xiu giữa con và mẹ, trong những lúc đó con đều thảng thốt nói “con yêu mẹ ". Tiếng vọng từ trái tim sẽ chỉ đập trở lại khi nó đi ra từ trái tim. Phải vậy không mẹ ?
Ngàn lần, ngàn lần con nói YÊU MẸ - giống như con biết dù mẹ không nhấn phím CAPSLOCK thì ngay giữa trái tim mẹ cũng có hình bóng cánh chim nhỏ bé này - bởi nó đã được viết hoa quá đậm và sắc nét .
Con là một con bé cứng rắn và có bề ngoài lạnh lùng, quyết đoán giống cha những trong sâu thẳm tâm hồn lại đa sầu đa cảm và yếu đuối giống mẹ. Con không muốn khác đi, sẽ mãi không khác đi vì con yêu những gì mình đang sở hữu, cũng như tình yêu không nói thành lời của con với cha mẹ vậy.
Mai này cũng sẽ như thế! Con yêu một câu thơ của Xuân Quỳnh vì nó nói về tâm trạng của một người con luôn hướng về nguồn cội. Dù rằng nếu câu thơ ấy đặt vào hoàn cảnh của con và mẹ sẽ phải đổi một chút về vị trí địa lí .
"Mai con về với biển, với mẹ thôi!
Con không thể làm phù du cánh mỏng.
Và gió hỡi! Thổi bùng lên khát vọng,
Núi sẽ thấp dần, mặt trời mọc ... Mẹ ơi!”
Viết năm vừa tốt nghiệp lớp 12- P.H.Y
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)